Chọn phong cách nội thất cho phòng khách
BOIS INDOCHINE: TƯ VẤN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC VÀ NỘI THẤT PHONG CÁCH INDOCHINE ĐÔNG DƯƠNG

Chọn phong cách nội thất cho phòng khách

Nếu yêu thích sự gọn gàng, ấm cúng, phong cách Bắc Âu là lựa chọn hợp lý cho phòng khách của bạn.

Còn nếu muốn cá tính và phá cách hơn, bạn hãy thử thiết kế chiết trung. Khi thiết kế nội thất phòng khách, mọi người thường dễ bị lạc lối giữa vô vàn ý tưởng. Để tìm ra phong cách phù hợp nhất, mỗi chủ nhà cần phải xác định rõ mình muốn không gian này trông như thế nào. Liệu đây sẽ là khu vực sôi động, chuyên diễn ra các buổi tụ họp, tiệc tùng hay là nơi tràn ngập cảm giác yên bình?

Thanh lịch hiện đại (Modern elegance)

Phong cách này có sự kết hợp của cả hai yếu tố cổ điển và hiện đại.
Trong một dự án dành cho cặp vợ chồng trẻ, studio thiết kế nội thất Annie Leslau (New York) phối hợp một số chi tiết mang hơi hướm cổ điển, lịch sử như gương cổ, lò sưởi và chi tiết phào, chỉ với những đồ nội thất (bàn trà) và thiết bị chiếu sáng hiện đại.
Khi ứng dụng thiết kế này, bạn có thể chọn bảng màu chủ đạo gồm xanh dương và trắng, tuy nhiên nên tránh những đồ trang trí đậm chất biển cả như vỏ sò, mô hình tàu thuyền… nhằm tránh cảm giác sáo rỗng.
Nhà thiết kế Amy Spargo của Công ty nội thất Maine House Interiors (Australia) gợi ý bạn có thể thêm các chi tiết như dây thừng, đồ cổ cùng tông màu và tạo thêm điểm nhấn với cây xanh, hoa tươi…

Thanh lịch hiện đại (Modern elegance)

Thanh lịch hiện đại (Modern elegance)

Bắc Âu (Scandinavian)

Nếu bạn thích sự tối giản, gọn gàng và bảng màu sáng, Scandinavian là phong cách dành cho phòng khách của bạn.
Màu sắc trung tính của thiết kế Bắc Âu giúp không gian thêm sang trọng và khó lỗi mốt. Bên cạnh đó, đồ gỗ và các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên giúp phòng khách luôn tràn ngập cảm giác ấm áp.
Đồ trang trí của Scandinavian không yêu cầu nhiều, chủ yếu là cây cỏ, vải có họa tiết, gối trang trí và thảm len đẹp mắt.
Ngoài ra, phong cách này ưu tiên công năng, sự tiện lợi và ánh sáng tự nhiên. Bởi vậy, bạn nên loại bỏ tất cả đồ đạc không cần thiết và sắp xếp hệ thống lưu trữ phù hợp.

Bắc Âu (Scandinavian)

Bắc Âu (Scandinavian)

Chiết trung hiện đại (Modern eclecticism)

Modern eclecticism là sự pha trộn của các phong cách nội thất với nhau, tuy nhiên vẫn đảm bảo gắn kết và thể hiện cá tính rõ nét.
Nếu muốn áp dụng phong cách này, bạn có thể kết hợp những món đồ cổ điển, thuộc bộ sưu tập cá nhân với những đồ nội thất hiện đại khác.
Các tác phẩm nghệ thuật như tranh treo tường là một phần quan trọng của thiết kế chiết trung. Những tác phẩm này không cần phải thuộc về một phong cách, trường phái cụ thể nào, mà quan trọng hơn là chúng thực sự nổi bật và ấn tượng.

Chiết trung hiện đại (Modern eclecticism)

Chiết trung hiện đại (Modern eclecticism)

Rực rỡ hiện đại (Modern colorful)

Nếu chọn phong cách này, hãy nghĩ đến gam màu rực rỡ mà bạn yêu thích. Nếu thích màu sắc ấm, bạn có thể chọn những màu tối như nâu đất, xanh lục, tím mận.
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, tường có màu tối không hẳn sẽ khiến căn phòng trông nhỏ và chật chội hơn. Thay vào đó, nó sẽ giúp tạo ra cảm giác ấm cúng. Ngoài ra, màu thuộc tông cam, đỏ hoặc vàng có thể giúp bạn cảm thấy tích cực và thoải mái.
Về chất liệu, bạn có thể chọn các loại vải sang trọng như nhung với tông màu ngọc hoặc vải hoa – cả hai loại này đều phù hợp với chiếc sofa hình chữ L.

Rực rỡ hiện đại (Modern colorful)

Rực rỡ hiện đại (Modern colorful)

Phong cách giữa thế kỷ hiện đại (Mid-century)

Đây là một trong những xu hướng thiết kế nội thất phổ biến nhất, trường tồn với thời gian và sẽ rất phù hợp với phòng khách của bạn.
Phong cách Mid-century sử dụng nhiều các loại gỗ, từ gỗ tếch sẫm màu đến gỗ sồi, gỗ dẻ gai có màu sáng hơn.
Bảng màu lặng gồm xám, nâu, mù tạt kết hợp với chất liệu da đen. Sofa bằng da thoải mái và giấy dán tường có họa tiết hình học cũng là những điểm nổi bật của thiết kế này.

Phong cách giữa thế kỷ hiện đại (Mid-century)

Phong cách giữa thế kỷ hiện đại (Mid-century)

Phong cách công nghiệp (Industrial)

Phòng khách mang phong cách công nghiệp nổi bật với các cột trụ, dầm lộ ra ngoài. Bảng màu gồm đen, nâu, trắng, xám tạo không khí mộc mạc, thô sơ.
Ngoài ra, bạn hãy ưu tiên những nguyên liệu thô thường tìm thấy ở các nhà máy, nhà kho như gỗ, sắt, gạch, bê tông, thép.
Các bức tường gạch là một đặc trưng khác của phong cách công nghiệp. Ngoài ra, bạn hãy để tường trơn, tránh những tấm rèm dày cản sáng và loại bỏ mọi đồ trang trí dư thừa.

Phong cách công nghiệp (Industrial)

Phong cách công nghiệp (Industrial)

Nguồn: Tổng hợp

XEM THÊM: các phong cách thiết kế nhà mặt phố sang trọng

Top 5 các phong cách thiết kế nhà mặt phố sang trọng, nâng tầm phong cách sống cho gia đình nhà bạn 1. Neoclassical – Modern Classic Style – Phong cách Tân Cổ Điển Đứng đầu danh sách chắc chắn có thể kể đến là phong cách Tân Cổ Điển

BẢN HÒA TẤU GIỮA CÁC PHONG CÁCH KIẾN TRÚC

BẢN HÒA TẤU GIỮA CÁC PHONG CÁCH KIẾN TRÚC Bois xin mời bạn cùng tham khảo mẫu thiết kế căn hộ rất khác lạ được ấp ủ và hoàn thành sau hai tháng, nhiều lần tham khảo từ anh chủ nhà dễ mến và có hiểu biết rộng về các vùng văn hóa.

3 câu hỏi câu hỏi thường gặp về Tư vấn thiết kế kiến trúc và nội thất phong cách Indochine Đông Dương

Những câu hỏi thường gặp về Tư vấn thiết kế kiến trúc và nội thất phong cách Indochine Đông Dương Bois Indochine ( công ty chuyên Tư vấn thiết kế kiến trúc và nội thất phong cách Indochine Đông Dương) sẽ giúp bạn tìm hiểu về phong cách này.

 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét