Trải qua 100 năm kể từ khi người Pháp đặt chân đến “miền đất hứa”, sự giao hòa hai luồng văn hóa Đông – Tây đã tạo ra một phong cách đặc biệt – Phong cách Đông Dương.
Các công trình văn hóa, biệt thự, nhà ở, trang trí nội thất… là những dấu ấn sống động thệ hiện tâm hồn con người vùng đất này. “Indochine Style” là những gì tiêu biểu nhất ở cả ba nước Đông Dương và được chia thành những phần cơ bản: Đông Dương – một lịch sử hợp nhất văn hóa; Lãng mạn Đông Dương dưới chuẩn mực của người Pháp; Hình tượng quyễn rũ của phong cách Đông Dương; Nghệ thuật sống… Phong cách thiết kế nội thất Đông Dương..
1. Phong cách Đông Dương trong thiết kế kiến trúc
“Phong cách kiến trúc Đông Dương” là tên gọi những sáng tạo của các kiến trúc sư Pháp và đã để lại cho chúng ta rất nhiều công trình đẹp. Kiến trúc này đã góp phần tôn vinh nghệ thuật kiến trúc dân tộc, mặc dù nó còn nhiều điểm chiết trung, pha trộn (vì người Pháp không sành kiến trúc cổ điển Việt Nam), nhưng nó đã khích lệ các kiến trúc sư Việt Nam, sinh viên của trường Mỹ thuật Đông Dương tiếp tục đi theo con đường nghệ thuật dân tộc.
Kiến trúc gọi là “phong cách Đông Dương” là một loại kiến trúc mới do người Pháp ở nước ta sáng tác. Vì sao ra đời phong cách này?
Trước tiên, những kiến trúc mang từ Pháp sang, sau một số năm thì bộc lộ nhiều bất cập, nhất là không phù hợp với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, gió mạnh… cũng như tập quán sinh hoạt, truyền thống thẩm mỹ và cảnh quan Việt Nam. Sau nữa là lúc đó, vào những năm 30 – 40 của thế kỷ 20, ảnh hưởng của Pháp ở Việt Nam giảm sút. Để tranh thủ được lòng dân, để thân thiện hơn với Việt Nam, một số kiến trúc sư Pháp dạy tại trường Mỹ thuật Đông Dương nghĩ cách thiết kế những công trình mang tính chất Việt Nam để lấy lại lòng tin của dân Việt.
Người có công nhất trong việc sáng lập ra phong cách kiến trúc này là Ernest Hébrard, giáo sư của trường Mỹ thuật Đông Dương, một viên chức cao cấp được chính phủ Pháp đưa sang để phụ trách công việc quy hoạch và kiến trúc của ba nước Đông Dương. Ông là kiến trúc sư nổi tiếng đã có giải thưởng Prix de Rome. Ông gọi nó là “phong cách kiến trúc Đông Dương” (style indochinois). Thực chất đây là một phong cách chiết trung Âu – Á, trong đó không chỉ có chi tiết kiến trúc của ba nước Đông Dương mà có cả chi tiết kiến trúc Trung Quốc. Hébrard sử dụng “phong cách kiến trúc Đông Dương” rất sáng tạo và đã để lại những công trình rất có giá trị nghệ thuật. Bảo tàng Louis Finot nay là bảo tàng Lịch sử là một trong những công trình như vậy.
Những họa tiết hoa văn kỷ hà hay console trang trí là những chi tiết mang đậm phong cách Đông Dương, Cầu thang với lan can decor không nặng nề / Hệ thống thông gió mái chồng diềm thấp như cổ diềm. Những cây cột một trụ truyền thống của Việt Nam được chẻ thành hai cây. Ở đây có cả sự pha trộn kiến trúc Việt Nam và các nước châu Á / Chi tiết trần diềm vừa pha trộn kiến trúc đền đài châu Âu vừa kết hợp các hoạ tiết châu Á.
2. Phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất
Ở những thập niên đầu của thế kỉ 20, khi người Pháp có những kế hoạch lớn để xây dựng và phát triển các nước thuộc địa, Đông Dương là một trong số đó. Những công trình lớn được xây dựng với phong cách kiến trúc Đông Dương tuy nhiên ở trong giai đoạn này Nội thất phong cách Đông Dương chưa thực sự nổi bật. Các món đồ nội thất thường được sử dụng có thể được mang ở các quốc gia Châu Âu về, nếu sản xuất ở Việt Nam thì lúc đó cũng chưa được định hình một cách cụ thể khi ảnh hưởng chính bởi sự phô trương bề thế của tầng lớp Phong kiến.
Ngày nay, có một phong cách Đông Dương hiện đại, được sáng tạo bởi Họa sĩ Phạm Hùng Lâm ông là một trong những họa sĩ thuộc thế hệ đầu tiên của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, tiền thân là Trường Mỹ thuật Đông Dương. Nơi nuôi dưỡng và phát hiện nhiều họa sĩ tài danh Việt Nam. Xuất phát từ việc vẽ thiết kế nội thất cho chính căn nhà của mình và một số người bạn ông đã sáng tạo ra một phong cách nội thất mới – Bois Indochinois Nội thất gỗ tự nhiên Phong cách Đông Dương.
Những thiết kế mang phong cách Đông Dương thường giản đơn, tinh tế nhưng gần gũi. Tình cảm cộng đồng, yêu thương gia đình, hay vẻ đẹp của thiên nhiên là niềm cảm hứng cho nhiều mẫu thiết kế như vậy. Nó đã tạo nên một nét rất riêng biệt trong những thiết kế của phong cách Đông Dương của Bois Indochinois
Phong cách Đông Dương là một phong cách thiết kế đặc trưng và độc đáo.
Phong cách Đông Dương là một phong cách thiết kế đặc trưng và độc đáo. Trải qua một thời gian dài phong cách Đông Dương luôn giữ một vai trò rất riêng trong các xu hướng thiết kế thịnh hành. Thiết kế Đông Dương phù hợp với văn hóa sinh hoạt của người Việt
Vẻ đẹp của phong cách kiến trúc Đông Dương
Suốt thời kỳ Pháp thuộc, mọi nề nếp sinh hoạt, lối sống, phong cách Á Đông của dân Việt cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi “chất Pháp”, kiến trúc Việt Nam cũng không ngoại lệ. Những tòa nhà Pháp giữa lòng thủ đô Hà Nội
ERNEST HEBARD DẤU ẤN VỊ KIẾN TRÚC SƯ TRƯỞNG ĐẦU TIÊN CỦA HÀ NỘI
ERNEST HEBARD DẤU ẤN VỊ KIẾN TRÚC SƯ TRƯỞNG ĐẦU TIÊN CỦA HÀ NỘI Lời dẫn đầu: Khoảng năm 1998-1999 tôi đã tiến hành làm bộ phim tư liệu về KT trưởng đầu tiên của Hà Nội kể trên với sự cộng tác của các KTS Ngô Huy Quỳnh, Nguyễn Quốc Bảo, Nguyễn Đình Toàn
Phong cách Đông Dương mà theo tiếng Pháp là Style Indochinois
Phong cách Đông Dương, mà theo tiếng Pháp là Style Indochinois. Đừng bê nguyên những điều đẹp đẽ của trăm năm trước: TS. KTS Trần Quốc Bảo – Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, ĐH Xây dựng – chuyên gia có nhiều công trình nghiên cứu về phong cách kiến trúc Đông Dương
Biệt thự 400 m2 tại thành phố Thủ Đức được xây sẵn theo phong cách Pháp
Không gian phong cách Việt trong biệt thự kiểu Pháp Vì muốn sống trong không gian đậm chất Việt, gia chủ đã thiết kế nội thất theo phong cách Indochine cho biệt thự xây sẵn có phần ngoại thất mang phong cách Pháp. Khám phá biệt thự phong cách indochine Phong cách Indochine kết hợp
0 Nhận xét