ERNEST HEBARD DẤU ẤN VỊ KIẾN TRÚC SƯ TRƯỞNG ĐẦU TIÊN CỦA HÀ NỘI
BOIS INDOCHINE: TƯ VẤN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC VÀ NỘI THẤT PHONG CÁCH INDOCHINE ĐÔNG DƯƠNG

ERNEST HEBARD DẤU ẤN VỊ KIẾN TRÚC SƯ TRƯỞNG ĐẦU TIÊN CỦA HÀ NỘI

ERNEST HEBARD DẤU ẤN VỊ KIẾN TRÚC SƯ TRƯỞNG ĐẦU TIÊN CỦA HÀ NỘI

Lời dẫn đầu: Khoảng năm 1998-1999 tôi đã tiến hành làm bộ phim tư liệu về KT trưởng đầu tiên của Hà Nội kể trên với sự cộng tác của các KTS Ngô Huy Quỳnh, Nguyễn Quốc Bảo, Nguyễn Đình Toàn, Đào Quốc Hùng. Sau đây là toàn bộ lời bình của cuốn phim. Rất tiếc là những phỏng vấn của các KTS kể trên chưa có điều kiện để giải băng. (Phim hiện được lưu trong kho tư liệu của Đài PT-TN Hà Nội bằng tín hiệu Betacam. Tuy nhiên không biết có còn hay không). Các ảnh là sưu tầm trên internet

Theo đánh giá của giới kiến sư và các nhà nghiên cứu lịch sử kiến trúc Việt Nam như Ngô Huy Quỳnh, Nguyễn Quốc Bảo, thì ở nửa đầu thế kỷ XX, kiến trúc sư Pháp Ernest Hebard chẳng những là người đề xướng và sáng tạo phong cách kiến trúc Đông- Tây kết hợp trong thiết kế xây dựng những công trình đô thị ở các thành phố vùng Đông Dương, ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, mà còn là người khởi xướng những ý tưởng sáng tạo trong quy hoạch đô thị các thành phố lớn và là người tạo nên những ảnh hưởng sâu rộng tới thế hệ kiến trúc sư trẻ người Pháp và người Việt kế tiếp.

Ernest Hébrard

Ernest Hébrard

Bắt đầu từ những năm thuôc thập niên 20 của thế kỷ trước, chương trình khai thác thuộc địa Đông Dương lần thứ 2 đã được tiến hành một cách ồ ạt và khẩn trương hơn hẳn ở giai đoạn 1 vào những năm cuối thế kỷ 19. Thủ đô Hà Nội cũng được đặt trong một kế hoạch đô thị hóa mạnh mẽ, sâu rộng. Đây chính là thời gian hình thành khu phố Tây, nay được gọi là khu phố cũ Hà Nội, để phân biệt với khu phố cổ tức khu 36 phố phường trung tâm

Kiến trúc sư Đào Quốc Hùng, nguyên phó chủ tịch Hội kiến trúc sư Hà Nội vốn là người Hà Nội gốc, nhà ở phố Phù Đổng Thiên Vương, một trong những dãy phố được gọi là phố cũ Hà Nội. Ông sinh ra trong một gia đình công chức cũ thời Pháp và được thụ hưởng nền giáo dục tân học tiến bộ thời bấy giờ. Song vào thời điểm hiện nay, như nhiều người trong giới kiến trúc sư Việt Nam, ông cũng không còn lưu giữ được gì nhiều những tư liệu về vị kiến trúc sư trưởng đầu tiên của thành phố Ernest Hebard. Song những ấn tượng của ông về vị kiến trúc sư trưởng ấy vẫn còn khá sâu đậm. Bởi chúng không chỉ mang sắc thái nghề nghiệp rõ nét mà còn in dấu sắc thái văn hóa xã hội và nhân văn rất sâu sắc.

Vào những năm 1920 khi kiến trúc sư Ernest Hebard nhậm chức, phong cách cổ điển Pháp tuy rất hoành tráng, đồ sộ song có phần nặng nề cũ kỹ ở Hà Nội cũng đang mất dần vị trí độc tôn. Một mặt bắt đầu từ sự xâm nhập của trào lưu kiến trúc đương đại Pháp vào Việt Nam, một mặt khác là sự xuất hiện những xu hứơng tìm tòi kết hợp khai thác những thế mạnh của kiến trúc truyền thống Á Đông. Sự hình thành phong cách kiến trúc mới kết hợp thành tựu công nghệ văn hóa hiện đại Pháp với truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam trong kiến trúc là xu hướng tất yếu. Bản thân giới trí trức Pháp sau nhiều năm ở thuộc địa cũng nhận thức được rằng sự áp đặt những giá trị văn hóa từ bản quốc của họ vào một đất nước cũng có vốn truyền thống văn hóa với bề dày hàng ngàn năm là khó có thể chấp nhận. Kiến trúc sư Ernest Hebard là một kiến trúc sư Phá khá nổi tiếng thời bấy giờ. Ông đã từng làm việc nhiều năm ở Đông Dương, say mê truyền thống văn hóa các dân tộc bản địa trên bán đảo xinh đẹp này. Ông chính là tác giả các đề án quy hoạch thành phố Đà Lạt và thủ đô Hà Nội. Dưới tác động của kiến trúc sư trưởng Ernest Hebard, tại thủ đô Hà Nội, trong những năm thuộc thập niên 20 của thế kỷ 20, đã bắt đầu xuất hiện một loạt công trình kiến trúc mới theo phong cách kết hợp Đông – Tây được ra đời

Tác phẩm đầu tiên của kiến trúc sư Ernest Hebard theo phong cách kiến trúc Đông Tây kết hợp, gọi chung là phong cách kiến trúc Đông Dương, đó chính là trường đại học Đông Dương nay là đại học Dược khoa Hà Nội trên phố Lê Thánh Tông

Tác phẩm đầu tiên của kiến trúc sư Ernest Hebard theo phong cách kiến trúc Đông Tây kết hợp, gọi chung là phong cách kiến trúc Đông Dương, đó chính là trường đại học Đông Dương nay là đại học Dược khoa Hà Nội trên phố Lê Thánh Tông

Tác phẩm đầu tiên của kiến trúc sư Ernest Hebard theo phong cách kiến trúc Đông Tây kết hợp, gọi chung là phong cách kiến trúc Đông Dương, đó chính là trường đại học Đông Dương nay là đại học Dược khoa Hà Nội trên phố Lê Thánh Tông. Tòa nhà được khởi công năm 1923, ngay trong năm ông được nhậm chức kiến trúc sư trưởng Hà Nội và hoàn thiện vào năm 1925
Tọa lạc ở vị trí khá đẹp nơi mở đầu trục đường lớn Lý Thường Kiệt, trước mặt lại là một công viên xinh nhỏ mang tên vườn hoa Tao Đàn, công trình đã tạo ra một điểm nhấn kiến trúc đô thị đẹp đẽ mặc dù quy mô xây dựng không lớn.
Được thiết kế từ nước Pháp, khi mang sang Việt Nam, căn cứ vào cảnh quan môi trường và phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam, bản thiết kế đã có một số thay đổi, tuy nhiên vẫn còn mang đậm dấu ấn phong cách kiến trúc kinh viện châu Âu. Kiến trúc không gian đối xứng hoàn toàn. Mặt bằng đơn giản theo phong cách chính thống. Tác giả đã lần đầu tiên đưa vào công trình hiện đại ấy khá nhiều lớp mái kiểu A Đông, các ô văng lợp ngói ta. Tòa nhà còn được trang trí bằng nhiều chi tiết trang trí kiểu con tiện cùng hình thức chồng giường giả gỗ, phỏng theo dạng kết cấu thường thấy ở các đình chùa cổ Việt Nam
Dù sao, đây cũng là thể nghiệm đầu tiên của Ernest Hebard theo phong cách kiến trúc kết hợp Đông Tây nên tác giả chưa mấy thành công trong việc kết hợp nhuần nhuyễn những bộ mái dốc, những chi tiết kiến trúc truyền thống bản địa ở một công trình còn mang đậm dấu ấn phong cách kiến trúc cổ diển kinh viện Châu Âu

 

Nhà thờ Cửa Bắc là tác phẩm thứ hai của kiến trúc sư Ernest Hebard tại Hà Nội. Công trình được khởi dựng ngay sau khi kiến trúc sư hoàn thiện trường đại học Đông Dương. Nhà thờ được xây dựng trên một khu đất trải dìa góc đường Phan Đình Phùng và Nguyễn Biểu

Nhà thờ Cửa Bắc là tác phẩm thứ hai của kiến trúc sư Ernest Hebard tại Hà Nội. Công trình được khởi dựng ngay sau khi kiến trúc sư hoàn thiện trường đại học Đông Dương. Nhà thờ được xây dựng trên một khu đất trải dìa góc đường Phan Đình Phùng và Nguyễn Biểu

Nhà thờ Cửa Bắc là tác phẩm thứ hai của kiến trúc sư Ernest Hebard tại Hà Nội. Công trình được khởi dựng ngay sau khi kiến trúc sư hoàn thiện trường đại học Đông Dương. Nhà thờ được xây dựng trên một khu đất trải dìa góc đường Phan Đình Phùng và Nguyễn Biểu. Thế đất không đem lại thuận lợi cho việc xây dựng một công trình nhà thờ công giáo bởi mặt tiền của nhà thờ buộc phải quay sang phố Nguyễn Biểu nhỏ hẹp, khó tạo nên được tầm nhìn rộng lớn và cũng khó tạo nên tầm vóc bề thế cho công trìnhVậy nhưng theo đánh giá của giới kiến trúc sư và các nhà phê bình lý luận kiến trúc, thì ở công trình này, kiến trúc sư Ernerst He’brard đã đạt được thành công lớn khi tạo ra một không gian kiến trúc phi đối xứng với điểm nhấn là một tháp chuông vút cao phái bên phải sảnh chính. Kèm theo đó là một gác mái vòm ở phần trung tâm. Điều này đã khiến cho nhà thờ Cửa Bắc có được nét độc đáo so với các công trình nhà thờ công giáo khác với kiến trúc đăng đối thường thấy. Có tác giả đánh giá cao sự sáng tạo của kiến trúc sư Ernest Hebard ở công trình này nhằm tạo ra sự phù hợp với cảnh quan môi trường xung quanh trên một diện tích xây dựng không thật tương xứng. Và nhà thờ Cửa Bắc được coi là một công trình mang phong cách kiến trúc rất gần gũi với cuộc sống văn hóa tâm linh của những người công giáo Hà Nội giàu tinh thần yêu nước kính Chúa.

 

trụ sở Sở tài chính nay là trụ sở bộ ngoại giao Việt Nam hiện nay. Tòa nhà có mặt bằng đăng đối. Mặc dù tổ chức không gian chức năng hoàn toàn theo phong cách kiến trúc kinh điển phương Tây của các tòa công sở hành chính Pháp đương đại, song tác giả đã khéo léo kết hợp với các dáng nét kiến trúc ngoại thất phương đông, tạo nên những dáng nét bay bổng nên thơ và hài hòa với cảnh quan xung quanh

trụ sở Sở tài chính nay là trụ sở bộ ngoại giao Việt Nam hiện nay. Tòa nhà có mặt bằng đăng đối. Mặc dù tổ chức không gian chức năng hoàn toàn theo phong cách kiến trúc kinh điển phương Tây của các tòa công sở hành chính Pháp đương đại, song tác giả đã khéo léo kết hợp với các dáng nét kiến trúc ngoại thất phương đông, tạo nên những dáng nét bay bổng nên thơ và hài hòa với cảnh quan xung quanh

Năm 1925, có thêm một công trình kiến trúc của Ernest Hebard theo phong cách kiến trúc Đông Dương đã được hình thành ở Hà Nội. Đó là trụ sở Sở tài chính nay là trụ sở bộ ngoại giao Việt Nam hiện nay. Tòa nhà có mặt bằng đăng đối. Mặc dù tổ chức không gian chức năng hoàn toàn theo phong cách kiến trúc kinh điển phương Tây của các tòa công sở hành chính Pháp đương đại, song tác giả đã khéo léo kết hợp với các dáng nét kiến trúc ngoại thất phương đông, tạo nên những dáng nét bay bổng nên thơ và hài hòa với cảnh quan xung quanh. Đáng chú ý ở công trình là những lớp mái lớn nhỏ nhấp nhô đan xen và hệ thống ô văng dốc tạo dáng nét phương đông nhịp nhàng uyển chuyển. Hệ thống cửa sổ, lỗ thông hơi sát mặt sàn và sát mặt trần được bố trí hợp lý, tạo độ thông gió và thóang khí, rất thích ứng với khí hậu nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc Việt Nam. So với công trình trường đại học Dược khoa, các yếu tố kiến trúc bản địa Việt Nam ở công trình Bộ ngoại giao đã được xử lý nhuần nhuyễn, tinh tế, không còn là sự sao chép đơn giản, cứng nhắc. Tuy nhiên, sự nệ cổ vẫn còn hiển hiện đây đó trong hình thế rườm rà, rắc rối ở một số chi tiết trang trí ngoại thấtCông trình Bộ ngoại giao nằm trong bối cảnh trung tâm hành chính, chính trị theo phương án quy hoạch Hà Nội mới của kiến trúc sư trưởng Ernest Hebard. Đây là công trình đầu tiên của phương án này. Phương án quy hoạch phát triển Hà Nội của ông không chỉ thể hiện ở các công trình kiến trúc mà còn thể hiện ở việc tổ chức không gian kiến trúc, tổ chức đường xá giao thông đi lại trong thời điểm hiện tại lúc bấy giờ và cũng đã tính toán đến khả năng phát triển của thành phố Hà Nội trong tương lai

Bảo tàng Lui Fino nay là viện bảo tàng lịch sử được xây dựng trong những năm 1928-1932. Công trình cũng do kiến trúc sư Ernest Hebard thiết kế. Đây là một thành công đấy ấn tượng của phong cách kiến trúc Đông Dương theo đánh giá của giới kiến trúc sư Việt Nam. Mặt bằng bảo tàng được kiến tạo theo yêu cầu của không gian kiến trúc trưng bầy nên chỉ gồm hai thành phần chính: không gian sảnh hình bát giác và một phòng trưng bày lớn tổ chức theo hình thức xuyên phòng có sự chuyển tiếp liền mạch, uyển chuyển.

Vòm mái bát giác gây ấn tượng sâu đậm đặc biệt trong công trình kiến trúc viện bảo tàng lịch sử.

Vòm mái bát giác gây ấn tượng sâu đậm đặc biệt trong công trình kiến trúc viện bảo tàng lịch sử.

 

Hệ thống cửa thông gió và lấy ánh sáng được đặc biệt lưu ý kết hợp nhiều chi tiết kiến trúc A Đông cùng với hệ thống cây xanh bao quanh khuôn viên rất đậm đặc, cùng nhiều giống cây truyền thống được trồng trong các khuôn viên đình chùa Việt Nam đã tạo nên một cảm giác mát mẻ, thư thái, bình yên cho con người. Và là một công trình văn hóa lịch sử quan trọng, cảnh quan nơi đây cùng với những di vật quý giá được trưng bầy đã có một sự cộng hưởng gợi nên tâm tưởng hướng về cội nguồn dân tộc Việt Nam với một lòng tự hào cao đẹp về tầm vóc, vị thế con người Việt Nam. Điều này cũng thể hiện tấm lòng và một cách nhìn đầy trân trọng của vị kiến trúc sư người Pháp Ernest Hebard với đất nước và con người Việt Nam.
Tiến sĩ- kiến trúc sư Nguyễn Đình Toàn, nguyên thứ trưởng bộ xây dựng là một chuyên gia về kiến trúc Pháp tại Việt Nam đã có những khẳng định vững chắc về giá trị những dấu ấn kiến trúc và kiến trúc quy hoạch của kiến trúc sư Ernest Hebardtại Hà Nội cũng như toàn xứ Đông Dương

Gương mặt của thủ đô Hà Nội những năm đầu thế kỷ 21 thật trẻ trung và đa dạng. Thành phố đang trên đà mở rộng và vươn cao không ngừng. Quy mô và chiều hướng phát triển thì dường như đang nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Suy gẫm lại, thì ở thời điểm cách chúng ta hiện nay trên 80 năm, đứng về mặt quy hoạch phát triển thành phố Hà Nội, ngay trong những năm đầu của thập kỷ XX, kiến trúc sư Ernest Hebardđã cho công bố một phương án thiết kế tổng thể có quy mô lớn , có tính tổng quát cao
Tuy nhiên vì một số lý do nên hầu hết những phương án quy hoạch thủ đô Hà Nội của vị kiến trúc sư trưởng đầu tiên đã chưa thực hiện đựơc. Trước hết là do những khó khăn về kinh tế, về nhân lực vào những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Đối với phương án Ernest Hebard, việc quy hoạch lại đất đai, đường phố sẽ động chạm đến quyền lợi sát sườn của các viên chức lãnh đạo Pháp và các chủ công ty địa ốc nên quy hoạch

Song có một điểm khá thú vị là đến nay khi nhìn vào tấm bản đồ quy hoạch mới của Hà Nội những năm 2000, chúng ta thấy có một số điểm khá tương đồng về mặt định hướng và quy mô xây dựng và phát triển đô thị Hà Nội với những ý đồ dự định của kiến trúc sư Ernest Hebard. Kế hoạch mở rộng sẽ chủ yếu hướng về phía Tây, phía Đông và phía Đông Bắc, bên kia sông Hồng và một phần không lớn về phía Nam.
Về phần vùng chức năng, đã chia rõ các khu vực hành chính, khu vực dân cư và thương mại, khu công nghiệp và khu văn hoá thể thao, lấy địa điểm quảng trường Ba Đình hiện nay là hạt nhân trung tâm.Các khu công nghiệp dự kiến được đặt ở Gia Lâm, bên sông Hồng. Ngoài cầu Long Biên sẽ xây dựng thêm cầu lớn ở phía Nam. Trung tâm thể dục thể thao được bố trí ở khu Cầu Giấy. Trong khi đó, một khu vực công viên cây xanh giành cho việc nghỉ ngơi thư giãn được đặt ở bên Hồ Tây. Những ý tưởng còn manh nha của vị kiến trúc sư trưởng đầu tiên của thành phố Hà Nội đến nay đã dần biến thành hiện thực.

Song nếu như chúng ta coi kiến trúc sư Pháp Ernest Hebard là người đặt viên gạch đầu tiên cho phương pháp quy hoạch đô thị Hà Nội hiện đại nửa đầu thế kỷ XX. Một đô thị phương Đông, đô thị trung tâm của Việt Nam thì cho đến giờ đây, những năm đầu thế kỷ 21, dẫu có một phép thần khiến cho vị kiến trúc sư đáng kính hồi sinh, thì chắc ông cũng khó mà tưởng tượng nổi quy mô và tốc độ phát triển vô lối đến kinh hoàng của thành phố chúng ta đang trên đà hướng tới tương lai.

nguồn: FB Vũ Thị Tuyết Nhung Hà Nội Tri Thức – Connaissance De Hanoï – Knowledge Of Hanoi

XEM THÊM:

DI SẢN KIẾN TRÚC PHÁP – ĐÔNG DƯƠNG Ở HÀ NỘI ĐANG XUỐNG CẤP

Di sản kiến trúc Pháp – Đông Dương ở Hà Nội đang xuống cấp “Dường như, di sản thực sự đang đối diện…

ERNEST HEBARD DẤU ẤN VỊ KIẾN TRÚC SƯ TRƯỞNG ĐẦU TIÊN CỦA HÀ NỘI

ERNEST HEBARD DẤU ẤN VỊ KIẾN TRÚC SƯ TRƯỞNG ĐẦU TIÊN CỦA HÀ NỘI Lời dẫn đầu: Khoảng năm 1998-1999 tôi đã tiến hành…

NHÀ THEO LỐI KIẾN TRÚC CỦA PHÁP TẠI HÀ NỘI

Nhà theo lối kiến trúc của Pháp tại Hà Nội: Hà Nội trong thời kỳ là thuộc địa Pháp đã được quy hoạch và xây dựng…

KIẾN TRÚC THỜI KỲ THUỘC ĐỊA Ở HÀ NỘI TỪ HÌNH ẢNH CHÂU ÂU THU NHỎ ĐẾN MỘT ĐÔ THỊ MANG PHONG CÁCH Á ĐÔNG

Kiến trúc thời kỳ thuộc địa ở hà nội từ hình ảnh châu âu thu nhỏ đến một đô thị mang phong cách á đông Ts. Kts Nguyễn…

BOIS ĐƯA PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG TRỞ LẠI VỚI NHỊP SỐNG HÀ NỘI HIỆN ĐẠI.

BOIS ĐƯA PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG TRỞ LẠI VỚI NHỊP SỐNG HÀ NỘI HIỆN ĐẠI. Hà Nội đẹp, Hà Nội hào hoa và lịch lãm

Đăng nhận xét

0 Nhận xét