Bức tranh "Bà đầm xòe" của danh họa Victor Tardieu vẽ tại đại giảng đường của Viện Đại học Đông Dương
BOIS INDOCHINE: TƯ VẤN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC VÀ NỘI THẤT PHONG CÁCH INDOCHINE ĐÔNG DƯƠNG

Bức tranh "Bà đầm xòe" của danh họa Victor Tardieu vẽ tại đại giảng đường của Viện Đại học Đông Dương

Bức tranh trên tường giảng đường Đại học Y Dược Đông Dương cũ là một tác phẩm mỹ thuật hiện đại lớn nhất Việt Nam, nguyên tác do Victor Tardieu thực hiện cùng các cộng sự trong khoảng từ 1921 đến 1927. Bức họa có diện tích 77 m² và tái hiện khung cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20 với 200 nhân vật xuất hiện trong tranh.

Có nguồn tin cho rằng tên gọi không chính thức của tác phẩm này là bức “Bà đầm xòe”. Bản phục chế của bức họa hiện đang có mặt tại hội trường Ngụy Như Kon Tum, Trường Đại học Dược Hà Nội.

bản gốc Bức tranh "Bà đầm xòe" của danh họa Victor Tardieu vẽ tại đại giảng đường của Viện Đại học Đông Dương

bản gốc Bức tranh “Bà đầm xòe” của danh họa Victor Tardieu vẽ tại đại giảng đường của Viện Đại học Đông Dương

 

Trên một diện tích 77m2, ông đã tái hiện lại khung cảnh xã hội Việt Nam như những gì ông chứng kiến và cảm nhận được. Thay vì thực hiện bức tranh tại Pháp, Victor Tardieu đã quyết định vẽ tại chỗ với những người làm mẫu của xứ An Nam.

Ông đã say sưa vẽ từng nhân vật dưới ánh sáng tự nhiên của xứ sở nhiệt đới, sử dụng màu sắc tươi sáng ấm áp hiện hữu ở khắp nơi như nâu non, xanh lục, cam vàng… Gần 200 nhân vật đủ các thành phần xã hội đã có mặt trong bức tranh này và không được sắp xếp theo một trật tự nhất định nào. Nhưng chính trong sự lộn xộn đó mà bức tranh lại trở nên hấp dẫn, hết sức tự nhiên như cuộc sống đang diễn ra trước mắt.

Dẫn theo tư liệu duy nhất còn lại, đó là bức ảnh chụp nguyên vẹn tác phẩm “Bà đầm xòe” còn được lưu giữ cho đến ngày nay thì hậu cảnh của bức tranh được họa sĩ người Pháp lấy cảm hứng từ chiếc cổng tam quan của người Việt phủ bóng cây đa. Một hình ảnh gần gũi mà bất cứ ai cũng dễ dàng bắt gặp ở mỗi miền quê phía Bắc thời bấy giờ. Trên chiếc cổng tam quan, người họa sĩ này viết lên ba chữ nho “Thăng đường thập nhất” (lên thềm vào nhà). Hai bên cổng tam quan, họa sĩ Tardieu viết lên hai câu văn như hai vế đối. “Nhân tài quốc gia chi nguyên khí, Đại học giáo hóa chi bản nguyên” (tạm dịch “Nhân tài là nguyên khí của quốc gia, Đại học là gốc của giáo hóa”). Đứng giữa cổng tam quan ẩn hiện mờ ảo của nhân vật (Allégorie du Progrès – bà mẹ của trí tuệ).

Victor Tardieu là một họa sĩ người Pháp. Năm 1924, cùng họa sĩ Việt Nam Nam Sơn, ông thành lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, tiền thân của Đại học Mỹ thuật Hà Nội ngày nay

Victor Tardieu là một họa sĩ người Pháp. Năm 1924, cùng họa sĩ Việt Nam Nam Sơn, ông thành lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, tiền thân của Đại học Mỹ thuật Hà Nội ngày nay

Quá trình vẽ bức tranh lớn cho Đại học Đông Dương cũng là thời gian ông khám phá những điều mới mẻ của một nền văn hoá đậm nét Á Đông nhưng không lẫn với bất kỳ nền văn hoá nào khác xung quanh. Sự chân thành và ham học hỏi của những con người mà ông đã gặp, sự cuốn hút của cảnh sắc thiên nhiên và cả những di sản văn hoá của đất nước này đã kéo dài chuyến du hành của ông tại Việt Nam không như dự kiến ban đầu. Ông đã nhanh chóng hoà nhập được với cuộc sống dân dã nơi đây và nhận ra ở một số thanh niên Việt Nam những tài năng thực thụ và mong muốn học hỏi những điều mới mẻ.

Cho đến thời điểm đó, mỹ thuật Việt Nam với tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ gần như cách biệt với thế giới bên ngoài và không có triển vọng gì đáng kể. Victor Tardieu muốn truyền dạy cho những thanh niên Việt Nam yêu hội họa các kỹ thuật và trường phái phương Tây để giúp họ phát triển tài năng. Tư tưởng tiến bộ đó của ông không phù hợp với chính quyền bảo hộ, thậm chí còn đi ngược với những chính sách đang được thực thi. Thật may mắn, nhờ những mối quan hệ rộng rãi với những nhân vật cao cấp đã giúp ông thuyết phục được Toàn quyền Đông Dương Merlin ra sắc lệnh ngày 27/10/1924 thành lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, một bộ phận của Đại học Đông Dương. Ngày 24/11/1924, Victor Tardieu đã trở thành Hiệu trưởng đầu tiên của ngôi trường này.

bản vẽ lại Bức tranh "Bà đầm xòe" của danh họa Victor Tardieu vẽ tại đại giảng đường của Viện Đại học Đông Dương

bản vẽ lại Bức tranh “Bà đầm xòe” của danh họa Victor Tardieu vẽ tại đại giảng đường của Viện Đại học Đông Dương

Hiện nay, đại tác phẩm này không còn tồn tại trên thực tế nhưng những tranh cãi về giá trị tư tưởng của nó chưa lúc nào kết thúc. Có ý kiến cho rằng, bức tranh này là chứng tích của thực dân không nên để nó tồn tại ở một vị trí trang trọng ngay trong Trường Đại học Khoa học tự nhiên. Ngược lại, nhiều người lại quả quyết, đây là tác phẩm hội họa đặc sắc cần được phục dựng và bảo vệ . Đặc biệt, sau khi bức họa đặc biệt này được phục dựng tại nơi nó từng tồn tại, một lần nữa dấy lên những ý kiến trái chiều…

 

XEM THÊM:

Đại học Đông Dương đặt dấu chấm hết cho sự tồn dư của kiến trúc cổ điển và đánh dấu sự trỗi dậy của nghệ thuật giao thoa nơi phương Tây và phương Đông gặp gỡ

Việt Nam qua kiến trúc thuộc địa (Vietnam à travers l’architecture coloniale) của tác giả Arnauld Le Brusq là một bức tranh toàn cảnh về các thành phố và kiến trúc các công trình ở Việt Nam trong những năm từ 1860 đến 1945.

Những “Nhà thiết kế kiến trúc” Việt Nam đầu tiên: Họ là ai?

Trong các tài liệu lịch sử hiện nay, nghề KTS ở Việt Nam gắn liền với sự ra đời của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (Ecole des Beaux Arts de l’Indochine – EBAI) Vào tháng 11 năm 1925.

NGHỀ SƠN MÀI MỸ THUẬT Ở VIỆT NAM. TRƯỜNG PHÁI HỘI HỌA SƠN MÀI ĐÔNG DƯƠNG CỦA VIỆT NAM.

Gần đây có một chút lẫn cẫn, đôi chỗ nhầm lẫn về học thuật, quy kết dễ dãi về lịch sử ” sơn mài Việt Nam” .Xin nói lại vài điều/điểm cho rõ để suy xét tham khảo mà không cầu tranh luận.

Thiết kế nội thất phong cách đông dương. Nụ hôn kiểu pháp trên đôi môi cô nàng Á Đông

Bẵng đi một thời gian sau độc lập, cho đến vài năm trở lại đây, phong cách Indochine đã quay trở lại và ghi dấu ấn trong nhiều công trình hiện đại. “Nụ hôn kiểu pháp trên đôi môi cô nàng Á Đông” đã đánh thức hoài niệm

Phong cách Đông Dương là một phong cách thiết kế đặc trưng và độc đáo.

Phong cách Đông Dương là một phong cách thiết kế đặc trưng và độc đáo. Trải qua một thời gian dài phong cách Đông Dương luôn giữ một vai trò rất riêng trong các xu hướng thiết kế thịnh hành. Thiết kế Đông Dương phù hợp với văn hóa sinh hoạt của người Việt

Những hoạ sĩ nổi tiếng với dòng tranh đông dương. Danh họa Việt Nam Họa sĩ trường Mỹ Thuật Đông Dương

Những hoạ sĩ nổi tiếng với dòng tranh đông dương. Danh họa Việt Nam Họa sĩ trường Mỹ Thuật Đông Dương. Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, tiền thân là Trường Mỹ thuật Đông Dương thuộc Viện Đại học Đông Dương

Cố họa sĩ Nam Sơn được đặt tên phố

Phố Nam Sơn dài 1.250m, rộng 9-15m, đoạn từ ngã ba giao cắt với phố Hoàng Liệt tại chợ Xanh đến ngã ba giao cắt phố Nguyễn Phan Chánh tại Lô BT01 khu bán đảo Linh Đàm. Trong khuôn khổ bài viết này tôi xin giới thiệu về họa sĩ Nam Sơn

Đăng nhận xét

0 Nhận xét