Phong cách kiến trúc Indochine (Đông Dương)
BOIS INDOCHINE: TƯ VẤN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC VÀ NỘI THẤT PHONG CÁCH INDOCHINE ĐÔNG DƯƠNG

Phong cách kiến trúc Indochine (Đông Dương)

Ngày 11/7/1921, kiến trúc sư Ernest Hébrard ký một hợp đồng lao động với Toàn quyền Đông Dương để đến Hà Nội làm việc trong 6 tháng.

Ernest Hébrard

Ernest Hébrard

Nhưng ông không ngờ rằng chuyến đi sẽ kéo dài tới 10 năm. Đây cũng là 10 năm đỉnh cao trong sự nghiệp của vị kiến trúc sư người Pháp, khiến ông được nhắc tên cho đến tận ngày nay.

Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi mới đặt chân đến Đông Dương, người Pháp đã đưa toàn bộ phong cách Tân cổ điển đang thịnh hành tại châu Âu thời bấy giờ áp đặt vào xây dựng tại Việt Nam. Phủ toàn quyền Đông Dương (nay là Phủ Chủ tịch) hay Nhà thờ Lớn Hà Nội là các công trình tiêu biểu.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, các kiến trúc sư Pháp đã nhận thấy nhiều bất cập khi sao chép các công trình nổi tiếng tại quê nhà. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa xứ Đông Dương cùng những vật liệu, tay nghề thợ Việt Nam hoàn toàn khác so với kỹ thuật xây dựng phát triển và khí hậu ôn đới ở châu Âu, với các công trình phần lớn được xây dựng bằng đá.

Để giải quyết bài toán hóc búa này, một phong cách kiến trúc mới đã ra đời – phong cách Indochine (Đông Dương). Trên cương vị Kiến trúc sư trưởng kiêm Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Đông Dương, Ernest Hébrard được xem là người đặt nền móng cho phong cách kiến trúc hoàn toàn mới, được giới thượng lưu bản địa đặc biệt ưa chuộng.

Vị kiến trúc sư người Pháp đã kết hợp hài hòa và táo bạo vẻ đẹp sang trọng, lãng mạn, và phóng khoáng của kiến trúc châu Âu với nét mộc mạc, hoài cổ và huyền bí mang cảm hứng Á Đông để tạo thành phong cách Đông Dương. Sự giao thoa tinh tế và giàu cảm xúc đó khiến Indochine được nhiều người ví von là “nụ hôn kiểu Pháp lãng mạn trên môi cô nàng Á Đông”.

 

Tuyệt tác đầu tiên được Ernest Hébrard tiên phong thử nghiệm theo lối kiến trúc Đông Dương là tòa nhà chính của Đại học Đông Dương, nay là Đại học Quốc gia Hà Nội (phố Lê Thánh Tông), xây dựng năm 1924.

 

Tuyệt tác đầu tiên được Ernest Hébrard tiên phong thử nghiệm theo lối kiến trúc Đông Dương là tòa nhà chính của Đại học Đông Dương, nay là Đại học Quốc gia Hà Nội (phố Lê Thánh Tông), xây dựng năm 1924.

Tuyệt tác đầu tiên được Ernest Hébrard tiên phong thử nghiệm theo lối kiến trúc Đông Dương là tòa nhà chính của Đại học Đông Dương, nay là Đại học Quốc gia Hà Nội (phố Lê Thánh Tông), xây dựng năm 1924.

Theo thiết kế ban đầu, đây là một công trình mang phong cách Tân cổ điển với cấu trúc hình khối kiến trúc đăng đối hoàn toàn, mặt bằng không gian theo kiểu chính thống, nhấn mạnh khối sảnh trung tâm. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng, Hébrard đã thay đổi hầu như hoàn toàn hình thức mặt đứng công trình bằng cách đưa vào khá nhiều chất liệu kiến trúc Á Đông, như bộ mái ngói nhiều lớp hình bát giác hay hoa văn trang trí mặt tiền hình chữ triện – vốn rất phổ biến trong kiến trúc đình chùa Việt cổ.

Theo TS.KTS. Trần Quốc Bảo (Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng), mặc dù về mặt tổ chức không gian chức năng, “đứa con tinh thần” của Hébrard được thiết kế hoàn toàn theo phong cách kinh điển của các toà nhà hành chính Pháp lúc bấy giờ, nhưng tác giả đã khéo léo kết hợp với các hình thức kiến trúc phương Đông để tạo ra những nét bay bổng, hài hoà với cảnh quan. Trong đó, điểm nhấn là bộ mái ngói với rất nhiều lớp lớn nhỏ cùng những ô văng dốc trên các cửa sổ, có ý nghĩa lớn trong việc chống nắng, che mưa, phù hợp với khí hậu nhiệt đới bản địa.

Cũng trong năm 1924, kiến trúc sư E. Hébrard thiết kế công trình Sở Tài chính Đông Dương, nay là Trụ sở Bộ Ngoại giao (phố Tôn Thất Đảm).

Cũng trong năm 1924, kiến trúc sư E. Hébrard thiết kế công trình Sở Tài chính Đông Dương, nay là Trụ sở Bộ Ngoại giao (phố Tôn Thất Đảm).

Cũng trong năm 1924, kiến trúc sư E. Hébrard thiết kế công trình Sở Tài chính Đông Dương, nay là Trụ sở Bộ Ngoại giao (phố Tôn Thất Đảm).

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (trước đây là Bảo tàng Louis Finot) – một trong những tác phẩm để đời của E. Hébrard cũng là một công trình tiêu biểu cho phong cách này.

Mặt bằng bảo tàng được kiến tạo phục vụ mục đích trưng bày nên chỉ gồm hai thành phần chính: Sảnh hình bát giác và một phòng trưng bày lớn, tổ chức theo hình thức xuyên phòng có sự chuyển tiếp khéo léo. “Hồn Việt” trong công trình thể hiện ở hệ thống mái chồng mái, đặc biệt là trên khối sảnh bát giác và ở các không gian phụ trợ. Bên cạnh đó, các cửa thông gió và lấy sáng cũng được xử lý khéo léo theo ngôn ngữ kiến trúc Á Đông.

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (trước đây là Bảo tàng Louis Finot) - một trong những tác phẩm để đời của E. Hébrard cũng là một công trình tiêu biểu cho phong cách này

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (trước đây là Bảo tàng Louis Finot) – một trong những tác phẩm để đời của E. Hébrard cũng là một công trình tiêu biểu cho phong cách này

Theo các chuyên gia, yếu tố cốt lõi làm nên vẻ đẹp vượt thời gian cùng sức sống trường tồn của các công trình phong cách Indochine là sự giao thoa giữa quy mô rộng lớn, bề thế, không gian sử dụng hiện đại theo chuẩn mực Pháp với nét tinh tế, đằm thắm và vẻ ngoài e ấp đậm chất Á Đông.

Nguồn: Yên chi Vnexpress.net

 

XEM THÊM:

Đăng nhận xét

0 Nhận xét