Cung An Định viên ngọc trăm tuổi của đất Cố Đô
BOIS INDOCHINE: TƯ VẤN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC VÀ NỘI THẤT PHONG CÁCH INDOCHINE ĐÔNG DƯƠNG

Cung An Định viên ngọc trăm tuổi của đất Cố Đô

Bên bờ sông An Cựu, có một công trình đặc biệt thu hút sự chú ý của những người yêu và tìm hiểu về kiến trúc, lịch sử – văn hóa triều Nguyễn. Đó chính là cung An Định – được mệnh danh là viên ngọc trăm tuổi của đất Cố Đô.

Đây là công trình tiêu biểu và mở đầu cho giai đoạn tiếp xúc và chịu ảnh hưởng Tây Âu trong lịch sử mỹ thuật Huế. Có lẽ dạo gần đây các bạn cũng đã được biết qua cung An Định ở Huế qua MV “Không thể cùng nhau suốt kiếp” của ca sĩ Hòa Minzy. Nhờ có MV đó mà lượng du khách đến cung An Định tham quan có lẽ nhiều hơn trước. Cung An Định tọa lạc tại trung tâm thành phố, đa số mọi người đi qua cung đường Nguyễn Huệ đều thiết nghĩ đó là cồng vào của cung, nhưng thực chất cổng chính của cung Cung An Định nằm bên bờ sông An Cựu, xưa thuộc phường Đệ Bát – Thị xã Huế, nay tại số 97 đường Phan Đình Phùng, Thành phố Huế

là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử đến khi làm vua, sau này được Bảo Đại thừa kế và từng sống ở đây sau khi thoái vị.

là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử đến khi làm vua, sau này được Bảo Đại thừa kế và từng sống ở đây sau khi thoái vị.

Mọi người có thể tìm hiểu trước thông tin về cung An Định vì bên trong cung ẩn chứa nhiều điều rất thú vị về lịch sử hình thành, nét kiến trúc độc đáo của cung, cũng như chuyện tình đầy bi thương của Nam Phương Hoàng Hậu và vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng nền phong kiến Việt Nam.

An Định Cung được xây dựng vào năm 1917 thời vua Khải Định. Lúc đầu đây là tiềm để của nhà vua (từ năm 1902). Năm 1922, theo ý nguyện của vua Khải Định, cung An Định được ban cho hoàng tử Vĩnh Thụy, sau này là vua Bảo Đại.

An Định Cung được xây dựng vào năm 1917 thời vua Khải Định. Lúc đầu đây là tiềm để của nhà vua (từ năm 1902). Năm 1922, theo ý nguyện của vua Khải Định, cung An Định được ban cho hoàng tử Vĩnh Thụy, sau này là vua Bảo Đại.

Sau cách mạng tháng Tám 1945, gia đình cựu hoàng Bảo Đại đã chuyển từ hoàng cung qua sống tại đây, sau khi nhà vua thoái vị chấm dứt vĩnh viễn chế độ phong kiến ở Việt Nam.Qua nhiều biến động chính trị – xã hội, cung An Định được các chính quyền sau này sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, nhưng do không được thường xuyên bảo quản nên bị hư hại nhiều.

Cung An Định quay mặt về hướng nam, phía sông An Cựu. Cung có địa thế bằng phẳng, tổng diện tích mặt bằng 23.463m2, chung quanh có khuôn viên tường gạch, dày 0,5m, cao 1,8m trên có hàng rào song sắt bao bọc.

Cung An Định quay mặt về hướng nam, phía sông An Cựu. Cung có địa thế bằng phẳng, tổng diện tích mặt bằng 23.463m2, chung quanh có khuôn viên tường gạch, dày 0,5m, cao 1,8m trên có hàng rào song sắt bao bọc.

Cung An Định được xây dựng trong thời kỳ có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn minh phương Tây, vì vậy mang lối kiến trúc giao thoa văn hóa Đông – Tây.Khi còn nguyên vẹn cung có khoảng 10 công trình từ trước ra sau là: Bến thuyền, Cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng thú, Hồ nước…

Trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, đến nay cung chỉ còn lại 3 công trình khá nguyên vẹn là:

  • Cổng chính: Cổng chính làm theo lối tam quan, hai tầng, trang trí bằng sành sứ đắp nổi rất công phu,đỉnh mái tầng trên gắn biểu tượng một viên trân châu lớn.Toàn bộ cổng được đắp nổi sành sứ, thủy tinh với các đề tài trang trí truyền thống của Việt Nam.
Dòng chữ Hán ghi tên cung và các câu đối ở cổng đều được ghép bằng các mảnh sứ màu.

Dòng chữ Hán ghi tên cung và các câu đối ở cổng đều được ghép bằng các mảnh sứ màu.

  • Đình Trung Lập: nằm phía trong cửa, kết cấu kiểu đình bát giác, nền cao, mái có hai lớp theo dạng cổ lầu,lớp mái dưới có 8 cạnh, lớp trên 4 cạnh, bên trong có đặt bức tượng đồng vua Khải Định, tỷ lệ bằng người thật, đúc từ năm 1920.
Đình Trung Lập

Đình Trung Lập

Chữ Khải Tường (nghĩa là nơi khởi phát điềm lành), tên lầu là do vua Khải Định đặt.

Chữ Khải Tường (nghĩa là nơi khởi phát điềm lành), tên lầu là do vua Khải Định đặt.

  • Lầu Khải Tường năm sau phía đình Trùng Lập, là công trình kiến trúc chính của cung An Định. Toàn bộ mặt trước của tòa nhà được trang trí công phu, tỉ mỉ các mô típ kiến trúc Roman cận đại (bắc đẩu bội tinh, thiên thần…) xen lẫn các đề tài trang trí phương Đông truyền thống (rồng, phượng, bát bửu, hoa văn cách điệu…). Cả tòa nhà có 3 tầng lầu được trang trí rất công phu, đặc biệt là phần nội thất của tầng 1 với các bức tranh tường có giá trị nghệ thuật cao.

    Tuy nhiên, vì một vài lý do nên Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế hiện đang đóng cửa Lầu Khải Tường, du khách chỉ được tham quan ở ngoài. 

    Tuy nhiên, vì một vài lý do nên Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế hiện đang đóng cửa Lầu Khải Tường, du khách chỉ được tham quan ở ngoài.

Cùng với các công trình kiến trúc khác thời Khải Định như lăng Khải Định, lầu Kiến Trung, cửa Hiển Nhơn... cung An Định được xem là một đại diện tiêu biểu của phong cách kiến trúc Việt Nam trong giai đoạn tân - cổ điển.

Cùng với các công trình kiến trúc khác thời Khải Định như lăng Khải Định, lầu Kiến Trung, cửa Hiển Nhơn… cung An Định được xem là một đại diện tiêu biểu của phong cách kiến trúc Việt Nam trong giai đoạn tân – cổ điển.

Tuy nhiên các bạn có thể nhìn thấy được phong cách và lối kiến trúc bên trong Lầu Khải Tường cũng như toàn cảnh cung An Định thì các bạn có thể xem thông qua màn hình đã được số hóa 3D và trình chiếu tại chỗ để các bạn hiểu rõ hơn về công trình độc đáo này.Qua cảnh quay, các bạn có thể thấy được mọi góc cung điện, tòa chính điện, cổng ra vào đều có những góc chụp rất đẹp, lung linh, phía trong tòa cung điện đặt một tượng đúc bằng đồng khuôn mẫu tỉ lệ 1-1 do chính phủ Pháp tặng cho vị vua “cách tân” này. Đây là một trong những cách ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích để tăng sức hấp dẫn cũng như giúp du khách hiểu hơn về nơi mình đang tham quan.

So với các công trình kiến trúc xây dựng cùng thời thì Cung An Định là một công trình bề thế được khởi công và hoàn thành sớm nhất. Mở đầu cho thời kỳ lịch sử mỹ thuật Huế tiếp xúc và chịu ảnh hưởng phương Tây, Cung An Định đồng thời cũng tạo được nét đặc sắc riêng khi kết hợp một cách hài hoà giữa hệ đề tài trang trí truyền thống như tứ linh, tứ quý, bát bửu, hoa văn cách điệu với các trang trí cột theo phong cách Roman, bắc đẩu bội tinh hay các thiên thần… mang phong cách châu Âu.

Tầng một có 7 phòng, được trang trí rất lộng lẫy, trong đó nổi bật nhất là đại sảnh.
Điều đặc biệt ở gian phòng này là bộ 6 bức tranh sơn dầu được vẽ trực tiếp lên tường mô tả các lăng: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh và Khải Định.
Những bức tranh này từng bị xuống cấp nghiêm trọng, nhưng đã được các chuyên gia của CHLB Đức phục chế. Theo phương pháp phục hồi hoàn nguyên và sử dụng các chất bảo quản nhằm ngăn chặn những tác hại của môi trường.
Giữa đại sảnh có tượng đồng của Hoàng Thái tử Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, người sau này là vua Bảo Đại.
Phòng khách nằm bên phải của đại sảnh khi đi vào từ cổng chính.
Phòng ăn đối diện với phòng khách qua đại sảnh.
Bàn ghế trong phòng khách.
Một chiếc ghế sơn son thiếp vàng, chạm khắc tinh xảo trong phòng ăn.
Bình pha lê kiểu châu Âu trong phòng ăn.
Họa tiết trang trí trên trần phòng ăn.
Hai căn phòng ngoài cùng nằm ở hai bên của tầng một được dùng làm phòng thông tin và trưng bày hình ảnh tư liệu.
Cầu thang dẫn lên tầng hai nằm phía cuối đại sảnh.
Tầng hai và ba của cung An Định trước đây là chỗ ở của bà Từ Cung – Thân mẫu của hoàng đế Bảo Đại và nơi thờ thần linh. Tầng hai có 8 phòng: tầng ba có 3 phòng lớn và 4 phòng nhỏ.
Các phòng của tầng hai hiện được dùng làm phòng thông tin và trưng bày các hiện vật từng được sử dụng tại cung An Định.
Bộ bàn ghế vua Bảo Đại sử dụng để chơi mạt chược nằm ở trung tâm một căn phòng.
Chiếc giường của vua được trưng bày tại một phòng khác.
Tay nắm cửa nhập từ Pháp của một căn phòng.
Phía sau lầu Khải Tường là nền móng của nhà hát Cửu Tư Đài. Đây là nơi diễn tuồng, cải lương phục vụ Hoàng gia dưới thời vua Bảo Đại.
Mặt sau của lầu Khải Tường nhìn từ nhà hát Cửu Tư Đài.
Các nhà nghiên cứu đánh giá, cung An Định đánh dấu thời kỳ mỹ thuật Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng của phong cách phương Tây.
Các công trình kiến trúc trong cung An Định đều mang phong cách kết hợp giữa đề tài trang trí truyền thống của Việt Nam. Phối hợp với các đề tài trang trí của châu Âu, tạo nên bức tranh kiến trúc độc đáo.
Cùng với các công trình kiến trúc khác thời Khải Định như: Lăng Khải Định, lầu Kiến Trung, cửa Hiển Nhơn… Cung An Định được xem là một đại diện tiêu biểu của phong cách kiến trúc Tân – Cổ điển Néo Classique ở Việt Nam.
Ngày nay, cung An Định là một công trình thuộc quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Nguồn: Smiletravel.vn

XEM THÊM:

La Veranda Resort Phú Quốc MGallery By Sofitel Vẻ đẹp kiến trúc Đông Dương trên vùng đất hoang sơ

Vẻ đẹp kiến trúc Đông Dương trên vùng đất hoang sơ Ẩn mình trên bờ biển cát trắng của hòn đảo lớn nhất Việt Nam, La Veranda Resort Phú Quốc MGallery By Sofitel là điểm đến lý tưởng miền nhiệt đới sở hữu nét đẹp tinh tế, thanh lịch của thời kỳ Đông Dương

Vẻ đẹp của phong cách kiến trúc Đông Dương

Suốt thời kỳ Pháp thuộc, mọi nề nếp sinh hoạt, lối sống, phong cách Á Đông của dân Việt cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi “chất Pháp”, kiến trúc Việt Nam cũng không ngoại lệ. Những tòa nhà Pháp giữa lòng thủ đô Hà Nội

Đại học Đông Dương đặt dấu chấm hết cho sự tồn dư của kiến trúc cổ điển và đánh dấu sự trỗi dậy của nghệ thuật giao thoa nơi phương Tây và phương Đông gặp gỡ

Việt Nam qua kiến trúc thuộc địa (Vietnam à travers l’architecture coloniale) của tác giả Arnauld Le Brusq là một bức tranh toàn cảnh về các thành phố và kiến trúc các công trình ở Việt Nam trong những năm từ 1860 đến 1945.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét