Kiến trúc dinh thự Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu. Nay là sứ quán Trung Quốc 46 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Năm 1924, hội Khai Trí Tiến Đức tổ chức cuộc thi kiến trúc. Đề thi là thiết kế một biệt thự nằm trên một lô đất tại Hà Nội có kích thước 40mx50m, một cửa hàng dạng nhà lô có kích thước 6mx25m và 8mx25m với yêu cầu được đặc biệt nhấn mạnh “làm theo lối ta, nhưng theo cách thức tây, cần nhất theo lối kiến trúc Bắc Kì, nhất là lối kiến trúc và vệ sinh ở Hà Nội”
Tổng cộng đã có 32 phương án dự thi của 22 tác giả. Tiêu biểu nhất là ông Đỗ Văn Y đã thắng lớn với 4 giải thưởng, có giải nhất ở cả 2 hạng mục biệt thự và cửa hàng.
“Lối kiến trúc Bắc Kì” của ông Đỗ Văn Y thể hiện qua hệ mái dốc thẳng lớn ở khối giữa, hất lên ở góc mái, hai đầu có phần lỗ thông gió với hoa văn chữ Thọ. Bờ nóc mái được cách điệu vân mây bằng những đường thẳng đơn giản. Trước nhà có hàng hiên với mái cong dùng ngói ống và hàng cột với cấu trúc dầm chìa của kết cấu gỗ. Hệ bổ trụ tường tạo thành các phân vị đứng, đầu trang trí cách điệu trụ ô lồng đèn vuông vắn ở ghi môn kiến trúc cổ. Các mảng tường phẳng, bo viền dạng khung tranh vuông vắn. Phương án lần này đã giản lược các chi tiết trang trí, “phẳng hóa” trong các motif trang trí bằng các nét thẳng, mặt phẳng so với kiến trúc Nhà Khai trí Tiến Đức trước đó.
Phương án của Đỗ Văn Y trong cuộc thi năm 1924 đã tạo cảm hứng trực tiếp cho một công trình được xây dựng 2 năm sau đó: Dinh thự của ông Hoàng Trọng Phu, tổng đốc Hà Đông (nay là sứ quán Trung Quốc trên đường Hoàng Diệu). Công trình này do ông Nguyễn Tất Đạt , họa viên chính của Sở Công chính Đông Dương thiết kế.
Công trình gồm khối chính ấn tượng với bộ mái dốc phẳng to lớn, đối xứng hai bên là hai khối nhà dạng lầu với hai tầng mái. Hai khối này giúp tổ hợp hình khối thống nhất hơn so với phương án của Đỗ Văn Y. Thay vì lớp hành lang với mái hiên và hàng cột bên ngoài như phương án của Đỗ Văn Y, mặt tường ngoài được chia thành các modul đều nhau, trổ cửa sổ chữ nhật, được phân vị bằng tường bổ trụ thẳng, với phân tầng bằng diềm ngang song song. Tổng thể công trình tạo ra cảm giác hoành tráng, bề thế với ngôn ngữ kiến trúc đơn giản mạch lạc và hiện đại hơn.
Chủ bút tờ L’Éveil économique de l’Indochine là Henri Cucherousset đã hết lời ngợi khen vì công trình với “phong thái Việt Nam” nằm giữa “khu phố châu Âu” mà không lạc điệu, là một trường hợp mẫu mực cho những gia chủ muốn tận hưởng của sự thoải mái tiện lợi của kiến trúc châu Âu cũng như thể hiện sắc màu của kiến trúc bản địa, là sự khẳng định cho một phong cách nghệ thuật Pháp-Việt
Nguồn: Ảnh Hà Nội Xưa
XEM THÊM:
DINH THỰ PHÓ TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG
DINH THỰ PHÓ TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG Hôtel du Secrétaire général du Gouverneur Général de l’Indochine Dinh thự của Phó Toàn quyền Đông Dương nằm giáp các phố Pottier (phố Bảo Khánh), phố Jules Ferry (phố Hàng Trống) và phố Beauchamp (phố Lê Thái Tổ).
Nét Kiến trúc Á – Âu của dinh thự Hoàng A Tưởng
Nét Kiến trúc Á – Âu của dinh thự Hoàng A Tưởng Sapa có lẽ đã quá nổi tiếng và mỗi người khi nhắc đến Lào Cai đều sẽ nghĩ đến một nơi nguyên sơ trong mướt và trữ tình giữa miền núi Tây Bắc hiểm trở
Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ- Dinh Độc lập Sài Gòn
Ngô Viết Thụ không chỉ đơn giản là một kiến trúc sư thiết kế những công trình để lại dấu ấn sâu sắc mà ông còn là một họa sĩ, nhà điêu khắc. Những công trình kiến trúc của ông là sự tổng hòa giữa nét đẹp Á Đông
THIẾT KẾ CHUNG CƯ MANG NÉT BIỆT THỰ CỦA BOIS INDOCHINE
Mặt bằng hiện trạng chung cư 140 m2 với 3 phòng ngủ, bếp và phòng khách nằm liên thông cùng một khu vực. Chủ nhà (Chị Linh) muốn thiết kế chung cư có sự riêng biệt tạo cảm giác như vào một không gian biệt thự chứ ko phải chung cư nữa.
Phong cách Indochine gợi sự mới mẻ trong một không gian tưởng chừng đã quá quen thuộc
Cho đến ngày nay phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất vẫn đang nhận được sự tán thưởng của đông đảo mọi người. Bởi lẽ kiến trúc Đông Dương được khai hóa thành công nhờ vào sự phủ nhận rập khuôn của người Pháp, họ không bê nguyên khối kiến trúc Pháp cổ
Kiến trúc Bắc Bộ phủ Dinh Thống sứ Bắc kỳ nay là Nhà khách Chính phủ
Dinh Thống sứ Bắc Kỳ mang đậm dấu ấn phong cách kiến trúc cổ điển châu Âu hài hòa cùng kiến trúc bản địa, có quy mô bề thế, thể hiện tầm quan trọng của một cơ quan hành chính cao cấp nhất xứ Bắc Kỳ
Kiến trúc thời kỳ thuộc địa ở hà nội từ hình ảnh châu âu thu nhỏ đến một đô thị mang phong cách á đông
Kiến trúc thời kỳ thuộc địa ở hà nội từ hình ảnh châu âu thu nhỏ đến một đô thị mang phong cách á đông Ts. Kts Nguyễn Đình Toàn Năm 1873 là mốc đánh dấu sự xâm chiếm Hà Nội của thực dân Pháp
Kiến trúc các công trình xây dựng tại Hà Nội thời kì Pháp thuộc
Kiến trúc các công trình xây dựng tại Hà Nội thời kì Pháp thuộc XVI. VIỆN MẮT HÀ NỘI Bài giới thiệu về kiến trúc thuộc địa XVII. BỆNH VIỆN BẢN XỨ Bài giới thiệu của các công trình (32 công trình) XVIII. VIỆN PASTEUR Ở HÀ NỘI I. PHỦ TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG XIX
Kiến trúc Dinh Độc Lập
Kiến trúc Dinh Độc Lập. Dinh Độc Lập là công trình đầu tay của Ngô Viết Thụ khi vừa tốt nghiệp từ phương Tây về nước. Trong phong cách xây dựng, ông luôn biết cách phối hợp tinh tế giữ kiến trúc của phương Tây và phương Đông.
BỨC THƯ CỦA NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU GỬI NGƯỜI TÌNH CỦA CHỒNG LÀ VŨ NỮ LÝ LỆ HÀ
Biết chồng phản bội lời thề, xin tiền mình đi “nuôi gái”, thế nhưng Nam Phương Hoàng Hậu vẫn không một lời oán thán. Bà điềm tĩnh gửi cho nhân tình của chồng một lá thư chỉ vỏn vẹn 66 chữ
Biệt thự song lập phong cách Đông Dương Phân khu Thời Đại – The Times. Chị Nguyễn Thu Thùy Ninh
Căn biệt thự song lập Đông Dương Vinhomes Wonder Park của chị mới mua có diện tích 216m2/ tầng, cao 3,5 tầng, chưa kể hơn 60m2 sân vườn quanh nhà
0 Nhận xét