“Tonkin” vốn là đọc trại âm tên Hán-Việt của địa danh Hà Nội, thời nhà Lê sơ gọi là Đông Kinh (東京). Vì đó cũng là trung tâm hành chính và thương mại miền Bắc nên Tonkin được người phương Tây dùng để chỉ toàn xứ Đàng Ngoài thời Trịnh – Nguyễn phân tranh.
Bắc Kỳ là địa danh do vua Minh Mạng ấn định vào năm 1834 trong cuộc cải cách hành chính để mô tả vùng đất từ tỉnh Ninh Bình trở ra Bắc của Đại Nam, thay cho địa danh Bắc Thành
Dưới nhiều dạng như Tunquin, Tonquin, Tongking, Tongkin, và Tonkin. Cách viết phản ảnh văn tự của người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh và Pháp khi phát âm “Đông Kinh”. Sang thế kỷ 19 địa danh “Tonkin” được người Pháp chỉ định riêng xứ Bắc Kỳ của triều Minh Mạng trở đi. Tuy tên Tonkin không còn dùng về mặt hành chính nhưng trong tiếng Pháp, Anh ta còn thấy nó xuất hiện trong tên gọi Vịnh Bắc Bộ “Golfe du Tonkin/ Gulf of Tonkin”. Tính từ tonkinois trong tiếng Pháp được dùng trong soupe tonkinoise để chỉ món phở. Vincent Scotto sáng tác một bài hát vào năm 1906 với nhan đề “La petite Tonkinoise Lưu trữ 2004-10-19 tại Wayback Machine”. (Cô em Bắc Kỳ nho nhỏ). Tính từ latinh hóa tonkinensis (Phân loại học), dùng để miêu tả các loài, chủ yếu là các giống cây có ở Bắc Bộ (Tonkin). Ví dụ Sindora tonkinensis chỉ cây gụ lau, hay Dalbergia tonkinensis, tức sưa Bắc Bộ.
Trước 1975, từ Bắc Kỳ được sử dụng rộng rãi ở miền Nam, ít người xem đây là sự kỳ thị. Nhạc sĩ Phạm Duy, một người gốc Hà Nội có một sáng tác mang tên “Cô Bắc kỳ nho nhỏ” đã chứng minh điều đó. Ngày nay từ “Bắc Kỳ” chỉ được sử dụng trong những tài liệu, văn bản lịch sử. Có một số người ở miền Nam, đặc biệt là những người ủng hộ, có quá khứ liên quan đến chế độ Việt Nam Cộng Hòa và con cháu hay những người có ít quan hệ với người gốc miền Bắc, sử dụng từ Bắc Kỳ một cách vô tình hoặc cố ý, nhiều khi gán với những thành kiến, nên một số người miền Bắc dần xem đây là từ thể hiện sự kỳ thị vùng miền
Dưới thời Pháp thuộc (1887 – 1945), đất nước ta bị chia cắt ra làm ba kỳ:
Bắc Kỳ (Tonkin)
Trung Kỳ (Annam)
Nam Kỳ (Cochinchine)
Coi như ba nước khác nhau. Nam Kỳ là thuộc địa, coi như lãnh thổ của Pháp; Trung Kỳ và Bắc Kỳ là xứ bảo hộ, nghĩa là về danh nghĩa vẫn còn là đất của vua Nam nhưng phải đặt dưới sự che chở, bao bọc của Pháp.
Chúng ta cùng ngược dòng lịch sử ngắm nhìn những bức ảnh ghi lại các địa danh ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ để hiểu hơn về thời kỳ đó của dân tộc, hiểu và biết ơn hơn về sự cố gắng, nỗ lực của ông, cha ta nhằm đạt mục tiêu cuối cùng: thống nhất đất nước từ Bắc tới Nam.
Nam kỳ
Trung Kỳ
Bắc Kỳ
* Bài viết có sử dụng tư liệu của: Belleindochine, Communes administratif et militaire France Métropolitaine et France d’Outre-mer…
0 Nhận xét