Dinh Thống sứ Bắc Kỳ mang đậm dấu ấn phong cách kiến trúc cổ điển châu Âu hài hòa cùng kiến trúc bản địa, có quy mô bề thế, thể hiện tầm quan trọng của một cơ quan hành chính cao cấp nhất xứ Bắc Kỳ.
Mặt chính của công trình hướng ra vườn hoa Chavassieux mà người dân quen gọi là vườn hoa Con Cóc
Tòa nhà gồm 3 tầng: Tầng hầm là nhà kho, phòng phục vụ và phòng lưu trữ giấy tờ. Tầng 1 có phòng khách lớn, các phòng khách nhỏ, phòng ăn, phòng làm việc và phòng đợi; ngoài ra còn có phòng ăn, phòng chơi bi a, phòng hút thuốc. Tầng 2 có phòng họp Hội đồng Bắc Kỳ và các phòng nghỉ với đầy đủ tiện nghi. Nội thất các phòng được trang trí cầu kỳ, lộng lẫy theo kiểu cổ điển châu Âu nhưng đưa vào một số họa tiết kiểu Việt Nam.
Toà nhà gồm 3 tầng: tầng hầm chủ yếu là các kho một số phòng phục vụ và phòng lưu trữ giấy tờ hành chính; tầng 1 có phòng khách lớn dùng làm nơi tiếp tân, các phòng khách nhỏ, phòng ăn, các phòng làm việc và phòng đợi, ngoài ra còn có phòng ăn, phòng chơi bi – a, phòng hút thuốc; tầng 2 có phòng họp Hội đồng Bắc Kỳ và các phòng nghỉ với đầy đủ tiện nghi.
Mặt chính công trình hướng ra đại lộ Henri Rivière (phố Ngô Quyền ngày nay) có cấu trúc đối xứng và được chia thành 3 phần theo cả phương ngang lẫn phương đứng. Tuy nhiên khác với nhiều tòa nhà mang phong cách Tân cổ điển đương thời, phương ngang của mặt chính công trình là một diện phẳng chạy dài liên tục thay vì có phần nhô ra ở hai phía (avant corps) như ở Dinh Toàn quyền hay Trụ sở Tòa án. Khối trung tâm được nhấn mạnh bởi một cửa vào lớn hình cuốn vòm kết hợp với một mái hiên hình cánh hoa bằng kính và kim loại theo phong cách Art Nouveau của Hertor Guimard. Phía trên mái hiên là một cửa sổ lớn được kết thúc bằng một Fronton tương đối lớn và trang trí khá cầu kỳ dựa trên hai cặp bổ trụ vuông. Những bổ trụ kéo dài này được kết thúc bằng các chi họa tiết đầu cột Ionic gợi cảm. Chính giữa Fronton là một motif trang trí khá phổ biến thời Phục Hưng – cartouche hình trái xoan đầy chất thẩm mỹ.
Đặc biệt là ở phía trên khu vực trung tâm tác giả còn tổ chức một khối mái Mansard lợp ngói đá đen có phần đỉnh mái được trang trí khá cầu kỳ, có vai trò làm điểm nhấn chính giữa và tạo sự đăng đối hoàn chỉnh. Hai bên là hai phần thân nhà đối xứng, mỗi bên có 5 bước gian gồm 2 hàng cửa sổ, phía dưới là các cửa cuốn vòm, phía trên cửa hình chữ nhật, giữa các cửa là mảng tường được kết thúc phía trên bởi một cartouche kiểu Phục hưng. Kết thúc phương ngang nhà là các cặp bổ trụ vuông với đầu cột Ionic, phía dưới là một cartouche lớn được trang trí bởi một tràng lá theo motif cổ điển.
Mặt bên có diện tích không lớn nên các chi tiết trang trí mang tính thống nhất với mặt chính, các bổ trụ vuông với đầu cột Ionic được nhắc lại làm tăng tính vững trãi và uy nghiêm của toà nhà. Các cửa sổ bố trí khu vực giữa được phối kết thành từng hàng 3 cửa liên tục làm tăng diện tích các mảng tường đặc ở hai phía, một thủ pháp làm tăng tính chắc đặc cho hồi nhà.
Mặt sau nhà được sử lý theo cùng quy tắc với mặt chính nhưng ở mức độ đơn giản hơn về tính trang trí. Khu trung tâm vẫn được nhấn mạnh nhưng chủ yếu bằng thủ pháp hình khối, các bổ trụ với đầu cột Ionic, các hình thức trang trí cầu kỳ không còn được sử dụng. Phần thân nhà có hệ thống cửa sổ bố trí giống như mặt trước nhà nhưng giữa chúng chỉ có những hoạ tiết trang trí đơn giản. Tuy nhiên thì về mặt hình khối, tỷ lệ, phương cách trang trí theo tinh thần cổ điển vẫn đảm bảo sự thống nhất với các mặt bên và mặt chính.
Nhìn chung về nghệ thuật kiến trúc thì Dinh Thống sứ Bắc Kỳ mang đậm tinh thần Cổ điển Pháp, song được tô điểm thêm bởi những chi tiết trang trí của các phong cách khác như cartouche kiểu Phục Hưng, lối cho xe lên uốn cong kiểu Baroque và đặc biệt là mái hiên kiểu Art Nouveau – một phong cách được coi là hiện đại thời bấy giờ.
Dinh Thống sứ Bắc kỳ được xây dựng gần như đồng thời với Văn phòng Phủ Thống sứ (Trụ sở Bộ lao động thương binh xã hội), khách sạn Métropole và đều mang phong cách Tân cổ điển, cùng vườn hoa Chavasieux (vườn Diên Hồng) tạo thành một quần thể có giá trị rất lớn không chỉ về mặt kiến trúc mà cả về mặt lịch sử, văn hoá và cảnh quan, đã trở thành một di sản quý giá của thủ đô Hà Nội.
KTS Trần Quốc Bảo
Giảng viên chính Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Đại học Xây dựng,
Nhóm nghiên cứu Kiến trúc Hà Nội cận-đại (GRAH)
Kiến trúc các công trình xây dựng tại Hà Nội thời kì Pháp thuộc
Kiến trúc các công trình xây dựng tại Hà Nội thời kì Pháp thuộc XVI. VIỆN MẮT HÀ NỘI Bài giới thiệu về kiến trúc thuộc địa XVII. BỆNH VIỆN BẢN XỨ
Các công trình kiến trúc Hà Nội thời Pháp thuộc
Trong khoảng 80 năm đô hộ, thực dân Pháp đã tiến hành xây dựng rất nhiều công trình đồ sộ và có giá trị lịch sử lớn trên đất nước Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội. Có lẽ vì vậy mà nét kiến trúc kiểu Pháp vẫn in sâu trong lòng Thủ đô.
Căn biệt thự Pháp số 34 Hoàng Diệu
Căn biệt thự Pháp số 34 Hoàng Diệu. Căn biệt thự cổ có kiến trúc khá độc đáo. Với thiết kế 3 tầng, nhưng tầng 1 lại có chiều cao rất khiêm tốn.
Các Công Trình Kiến Trúc Đông Dương Tại Quận 1 Sài Gòn
Các Công Trình Kiến Trúc Đông Dương Tại Sài Gòn hầu hết đều nằm tại quận 1 HCM. Cách đây hơn 100 năm, người Pháp đã mang tới sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc cổ điển Pháp
DANH SÁCH CÁC CÔNG TY THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG NỘI THẤT INDOCHINE STYLE TẠI VIỆT NAM
DANH SÁCH CÁC CÔNG TY THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG NỘI THẤT INDOCHINE STYLE TẠI VIỆT NAM Phong cách thiết kế nội thất Đông Dương là một dư âm đẹp được lưu lại tại Việt Nam sau khi kết thúc 83 năm Pháp thuộc.
0 Nhận xét