HỌA TIẾT TRONG MỸ THUẬT AN NAM: HỌA TIẾT TRANG TRÍ HÌNH KỶ HÀ
Họa tiết hoa văn xuất hiện từ thời Đông Sơn với những đường nét kỷ hà đơn giản cách điệu từ hoa lá. Với cách thể hiện tinh tế và tỉ mỉ đến thời An Nam,các họa tiết được tổng hợp và cách điệu từ những hình ảnh khác như hình chữ nhật, hình kỷ hà, hình tĩnh vật, hình hoa lá,…mang đậm bản sắc Việt Nam và thể hiện tính nghệ thuật rất cao.
Thực khó phân loại cho rõ ràng văn tự các họa tiết (motifs) trang trí vì chính các nghệ sĩ, thợ nề, nhà điêu khắc và cả những người chuyên nghiệp cũng không thống nhất thuật ngữ dùng cho chúng; lúc thì người ta chi li phân chia chủ đề các họa tiết tưởng chừng như cùng giuộc với nhau, lúc thì một tên dùng chỉ nhiều họa tiết khác hẳn nhau.
Thực khó phân loại cho rõ ràng văn tự các họa tiết (motifs) trang trí vì chính các nghệ sĩ, thợ nề, nhà điêu khắc và cả những người chuyên nghiệp cũng không thống nhất thuật ngữ dùng cho chúng; lúc thì người ta chi li phân chia chủ đề các họa tiết tưởng chừng như cùng giuộc với nhau, lúc thì một tên dùng chỉ nhiều họa tiết khác hẳn nhau. Phần đông trong số họ có kiến thức nghệ thuật không đều, lại nhiều khi sửa tên họa tiết theo ý riêng; các họa tiết thường trùng lặp, lại lấy cái này tô điểm thêm cho cái kia hay kết hợp các họa tiết với nhau, nhiều lúc chẳng biết gọi là gì nữa.
Họa tiết mắc lưới thường hình thoi, dài ngắn khác nhau, cạnh thẳng (hình I, II, II) và thỉnh thoảng hơi cong nhẹ (hình XXXIX). An Nam gọi lối trang trí này là ‘mắt vọng’ (mắc lưới) vì có dạng giống như thế. Nhưng nếu nó đặt kế bên họa tiết hình thoi uốn cung sẽ thấy có nét tương đồng rõ rệt. Họa tiết này ít khi trang trí đơn độc vì ít mãn nhãn, thường kết hợp với họa tiết hoa. Nó được dùng làm nền các tấm chạm hay bức họa.
Chúng ta sẽ thấy sự mơ hồ trong thuật ngữ chỉ các họa tiết hình thú, hình cây lá và cả họa tiết Hán tự nữa. Vì thế chúng ta tạm chia ra họa tiết kỷ hà thành ba nhóm: mắc lưới, vòng tròn và hồi văn.
Ở các bình phong xây gạch họa tiết này riềng ngoài bìa và các lục giác kéo ra rất dài, khi thì đứng một mình khi thì hòa trộn với những hàng hình thoi nhỏ khác (hình XI, XII). Nếu xếp chồng họa tiết lục giác này lên nhau sẽ có loại họa tiết hình sao, gọi là ‘kim qui gài’ (hình V, xem thêm hình XVI).
Họa tiết vòng tròn có ‘kim tiền’(đồng tiền vàng). Họa tiết này có hai vòng tròn đồng tâm tạo thành gờ mép bên ngoài và trong có các vòng tròn khác chia cắt vòng ngoài làm bốn phần, tạo ra ở tâm một lỗ hình vuông (hình XIII).
Hoa thị là một họa tiết thoát sinh từ họa tiết vòng tròn cắt lẫn nhau và đi qua cùng một chỗ sao cho tạo nên ở chỗ ấy thành tâm một ngôi sao bốn cánh (hình XIV, XV). Hoa thị chỉ là cách gọi chứ hoa thị màu vàng ngoài đời không đáp ứng được yêu cầu trang trí và không mang một ý nghĩa nào cả. Nghĩa là họa tiết hoa thị này không bắt nguồn từ thực vật giới cách điệu ra, chỉ là một cái tên đặt theo lối dân dã. Họa tiết hoa thị được dùng làm nền, có khi chỉ thuần túy hoa thị nhưng cũng có khi kèm theo hoa lá cách điệu hóa.
Còn nhiều mẫu phức tạp hơn những hình trình bày ở đây. Loại họa tiết hai vòng tròn bị kéo dài ra thành bầu dục hay bị dồn vào trong một hình chữ nhật thường được đặt vào trang trí dây lá hoặc làm tâm cho một bức chạm. Bên trong có chữ ‘thọ’ được cách điệu, hoặc hồi văn cuộn xoáy, hoặc các hình vẽ khác. Họa tiết ‘song thọ’ (hình XVII) thì bên trong có hai chữ thọ. Họa tiết này có một thể biểu khác gọi là ‘vạn thọ’, với mô thức này bên trong một vòng tròn có hồi văn xoắn ốc chữ vạn và ở một vòng khác có chữ thọ cách điệu. Không nói ra cũng biết đó là biểu tượng của ‘phúc đức’.
Các họa tiết chúng ta vừa kê ra chỉ là thứ yếu, loại họa tiết quan trọng nhất là họa tiết hồi văn (回文). Các chữ Hán-Việt được thể hiện gấp khúc vào nhau, bẻ gập lại, kéo dài ra, hay vuốt thon tuỳ theo ngẫu hứng của người nghệ sĩ. Họa tiết có tên ‘á tự’ gợi dáng nét chữ á (亞) trong tiếng Hán, là một họa tiết hồi văn (hìnhXVIII và XIX). Họa tiết này dùng trang trí nền. Người ta còn gọi là hồi văn chữ thập
Họa tiết mắc lưới lục giác:
có tên An Nam là ‘kim qui’ (rùa vàng). Thực ra nó giống vảy con rùa thì đúng hơn. Đôi chỗ họa tiết này được dùng đơn độc (hình IV), nhưng thường dùng làm nền hay được điểm xuyết thêm họa tiết hoa (hình VI, VII, VIII). Các tác phẩm cổ có gia công xà cừ thường có họa tiết này (hình VIII).
Họa tiết mắc lưới không đều:
có tên là ‘mặt rạn’ hay còn gọi ‘kim qui thất thế’ (rùa vàng mất dáng). Thực ra hình trang trí này hình như sao chép hình các nhánh đào cách điệu.
Họa tiết mắc lưới tam giác gọi là ‘nhân tự’ (chữ nhân) do có dạng hao hao chữ nhân (人). Họa tiết này cũng được dùng làm nền, đứng riêng lẻ hay kết hợp với hoa (hình XI, XII).
Họa tiết có hai vòng tròn :
gọi là ‘song hoàn’, nhiều vòng liên kết với nhau gọi là ‘liên hoàn’. Liên hoàn cũng là loại thoát sinh từ họa tiết vòng tròn và có thể là tiền thân của họa tiết hoa thị, có các vòng tròn nối kết với nhau theo mọi chiều. Ở đây chúng ta có một ý nghĩa tôn giáo: chỉ sự thân ái, tình yêu, sự kết giao chặt chẽ và không thể chia lìa, một sự tương thân tương ái. Nhóm họa tiết này có nhiều dạng: hai vòng tròn gốc gấp khúc lại thành lục giác (hình XVI, số 1) và tương tự như vậy cho ra hình lục giác chồng lợp (hình XVI, số 2) mà chúng ta đã thấy (hình V); hay là gấp khúc lại thành hình thoi (hình XVI, số 3), có một cái nhân đôi lên (hình XVI, số 4). Trang trí ‘dây thắt’ gồm năm hình thoi xếp thành hàng và cắt vào nhau; loại họa tiết một hình thoi ở giữa và bốn hình thoi cắt vào ở bốn góc hình như cũng liên quan đến họa tiết này (hình XVI, số 5&6).
Một loại khác gọi là ‘hồi văn chữ vạn:
trước kia ở giữa họa tiết này có chữ vạn Phật giáo (卐) nay là chữ vạn Hán tự (萬). Tôi đặt tên cho nó là hồi văn xoắn ốc vì từ ở tâm các hàng trang trí cuộn xoắn đi ra. Hồi văn này cũng dùng làm nền và thường có điểm thêm hoa. Hồi văn chữ công (工) giống với hồi văn ở Phương tây nhất và nó có nhiều kiểu thức (modèles), được dùng trang trí khung, với dạng thuần túy hay kết hợp các loại họa tiết khác (hình C). Loại thuần túy tuy không có tên riêng nhưng được dùng nhiều, nhất là dùng để viền khung, dùng để trang trí góc, đầu hồi, sống mái nhà, quai bình, chân bàn, giữa hoành phi, nói tóm lại ở mọi đồ mỹ thuật (từ hình XXI đến XXIX và ở nhiều hình khác nữa).
Họa tiết ‘hồi văn lá’:
thường kết thúc bằng hình nắp đệm hay tua diềm, nó tỏa ra các hình hoa lá cách điệu. Hồi văn lá biến thể thành ‘hồi văn hóa giao’ (hồi văn biến thể thành giao long), có các nếp gấp dồn lại và xoay tròn theo dạng cuộn khói (hình XXVII).
Có lẽ dạng hồi văn kỳ lạ nhất là họa tiết dây xích, dùng trang trí nhẹ ở mép bàn (hình XXX, XXXI, XXXII).
Hồi văn còn biến cách trong các món đồ gỗ hay cái kệ gọi là ‘cao đề kỷ’ (高提几: cái ghế dựa chỗ thấp chỗ cao) hay vắn tắt là ‘cao đề’. Có khi họa tiết này dùng một mình dưới dạng có hay không có chân (hình XXXIII và đế đèn có tên được bài này chọn làm nhan đề Họa tiết trang trí hình kỷ hà) có khi điểm thêm các họa tiết trang trí khác (hình XXXIV). Nó được đưa vào trang trí các tấm biển, hoặc biển dựng đứng (hình XXXV) hoặc biển để nằm (hình V, VII). Dù dùng trong trường hợp nào loại họa tiết này cũng có nét duyên dáng và rất mỹ thuật.
HỌA TIẾT TRONG MỸ THUẬT AN NAM: HỌA TIẾT CHỮ
Tên các tấm giấy to lại thấy có tác dụng khác: nghệ thuật mang nét phóng khoáng. Người nghệ sĩ phóng bút thảo nhanh các nét chữ chẳng chút ngượng tay, cho ra một tác phẩm trang nhã hài hòa với ý tưởng tinh tế của câu chữ. Những nét móc, nét xổ, nét ngang, … được tuôn ra từ ngọn bút lông thấm mực. Tôi có biết một nghệ sĩ Huế đã quá cố từng vẽ chữ chỉ bằng đầu ngọn tre đập cho tưa dập, nó khiến cho tác phẩm của ông có nét vừa mộc mạc quê mùa vừa có tính tìm tòi sáng tạo. Ông có biệt danh là Khóa Cọ như người ta thường gọi. Bởi vì ông không vẽ như mọi họa sĩ thông thường mà là “chùi cọ”, nhưng nói theo nghệ thuật phương Tây là vẽ phác. Với mực Tàu, ông chẳng những viết chữ mà còn vẽ thêm các tích cổ với hình hoa, lá, chim, đá , … vào các câu đối (hình LIII), đúng là một bậc thạc nho. Quả là nghệ thuật, nhưng phải thú nhận đó là thứ nghệ thuật hiện đang suy tàn.
Chúng được cách điệu bằng mọi kiểu (hình XXXVII, XXXVIII, XXXIX); chúng bị giản lược lại rất nhiều, chỉ còn nét vòng vòng hay khúc khuỷu, giản lược thành hình chữ nhật của chữ triện (hình XXIX, XLII, XLV, LXXXIII, CIV v.v. …), cho chúng mang hình cái lư hương (hình XLIII, XLVII, ,,,); cho chúng kết hợp với hồi văn (hình XLIII, XLIV, XLV); với dây lá (hình XLVI, XLVII, XLVIII, XLIX). Chúng được trang trí cho các bình phong, màn trướng, tường bao, cửa sổ tròn hay vuông (hình XL, XLI, XLII).
Trong các trường hợp này mục đích trang trí là thứ yếu. Điều mà người ta muốn nói lên trước tiên là tư duy: người nghệ sĩ làm sao cho chữ viết thanh cao nhất.
Thường chữ ‘thọ’ được dùng nhiều và rất đa dạng. Nhiều người An Nam, trong đó có cả nho sĩ, hay dùng chữ ‘thọ’ cách điệu để trang trí. Chưa bao giờ tôi đủ khả năng phân biệt sự khác biệt giữa chữ ‘thọ’ với chữ ‘phúc’ hay chữ ‘lộc’ đã được cách điệu hóa để dùng trong mục đích trang trí. Tôi đành chấp nhận lối giải thích của người An Nam và sưu tập tất cả các dạng chữ ‘thọ’ đó.
Có một chữ rất đặc thù là chữ ‘hỉ’. Một đôi khi nó được dùng một mình nhưng thường được ghép đôi hai chữ với nhau, gọi là ‘song hỉ’ (hình LII). Đó là biểu tượng trang trí mang ý nghĩa chung vui, hạnh phúc lứa đôi, tức niềm mong ước của những vợ chồng mới cưới.
Trong Hán tự có nhiều chữ tượng ý dù rằng thuở ban đầu chữ Hán là hình vẽ dùng để chỉ sự vật. Lối chữ Hán cổ đã được tiến hóa rất đáng kể nên có giá trị trang trí rất lớn. Chẳng hạn hình vẽ ba đỉnh nhọn nằm ngang trên cùng một đường chân trời để chỉ trái núi, rồi sau này biến thể thành chữ ‘sơn’ (山); tuy rằng hiện nay đôi khi vẫn còn thấy lối viết cổ trên một vài tấm biển nhỏ.
Chữ hiện nay khác rất xa với chữ cổ, tác dụng trang trí thêm nhiều hơn. Hoặc mềm mại và liền nét, hoặc rộng và phẳng lì, hoặc cong cong và cứng còng; dù cho đan chen hay chồng lớp lên nhau theo hình kỷ hà, nằm gọn trong một ô vuông hay tự do phóng túng nét; chữ hiện đại vẫn là thứ trang trí hết sức phong phú khiến cho một ngôi chùa dù hư nát cũng trang trọng lên.
Nhưng đối với một số chữ, mục đích trang trí có tính nhạy cảm hơn như chữ ‘phúc’, chữ ‘lộc’, chữ ‘thọ’, chữ ‘hỉ’, v.v. … (hình XXXVI). Trên hết tất cả, các chữ này đều hàm ý mang đến điều may mắn như ý, như một thứ bùa cầu may lồng trong chúng. Người ta tin điều đó có hiệu quả nên ban phát chúng khắp nơi; công việc thường làm đó đã dẫn người nghệ sĩ dùng chúng làm họa tiết trang trí.
HỌA TIẾT TRONG MỸ THUẬT AN NAM: HỌA TIẾT HÌNH TĨNH VẬT
Nhiều món tĩnh vật đã đi vào họa tiết trang trí của người An Nam. Hồi văn hình kệ trên doanh liên (cặp biển câu đối).
]Tuy nhiên người nghệ sĩ có thế thế một vài món trong đó bằng bình hoa trang nhã (hình LIV, LV, LVI) hay quả bồng (plateau à offrandes) đựng thức cúng, một cái khánh tượng trưng cho đại phúc, một pho sách, một quản bút lông … (hình LVII). Tất cả các món này thể hiện độc lập với cao đề kỷ đỡ chúng bên dưới.
Phần lớn các bìnhphong đều có dạng cuốn thư gấp, có thể còn nguyên dạng hay đã biến cách ít nhiều. Các tấm bình phong, còn nguyên tấm hay có trổ lỗ, là nơi hội tụ mọi họa tiết trang trí (hình LXI, LXVII).
Chúng ta có thể thấy hỏa châu ở một trán bia (hình LXIV). Có khi hỏa châu kết hợp với biểu tượng âm dương (hình LXV) có khi với hoa mẫu đơn, hai con rồng có thể ở xa hai ñaàu hay áp sát lại gần hỏa châu (hình LXVI, LXVII).
Hồi nhớ lại có thể kể thêm những món thứ yếu khác: quả tua và tua viền, ngọn lửa (hình LXIII, LXIV), dãi vải (hình LXIX) và dãi vải đôi khi có biến cách thành ngọn lửa, khói (hình LIV, LV), mây vây quanh rồng, sóng biển cách điệu uốn cuộn gọi là thủy ba; đá cách điệu (hình CCXIV), quả cầu ở hình tượng sư tử hí cầu.
Trên gờ nóc mái có khi thay thế hỏa châu bằng trái bầu, trường hợp này chí thấy chùa chiềng và phủ đệ. Đó là biểu tượng cổ của Phật giáo, mang ý nghĩa mọi thứ trù phú[2].
Trên cao đề kỷ (món đồ gỗ có dạng hồi văn) người nghệ sĩ đặt trên đó những món đồ thờ, như bộ tam sự gồm lư hương, bát nhang và ống nhang đèn; hoặc bộ ngũ sự như chúng ta đã biết hồm ba món trên và hai cái chân đèn.[1
Cuốn thư có công dụng lớn. Về nguyên tắc đó là một cuộn giấy giỡ ra nửa chừng, hai đầu hơi cuộn vào. Người dùng cuốn thư thay cho hoành phi (en-tête des panneaux à sentence – hình LVIII) hay trang trán tường phía trên cửa (fronton de porte). Nhưng thông thường nó dùng trang trí các biểu tượng (hình LIX).
Hỏa châu (trái châu, quả châu):
thường thấy ở chính giữa gờ nóc đền chùa. Mô-típ thông thường của hỏa châu gồm một ‘mặt nguyệt’ (một dĩa hình tròn tựa trên mấy cụm mây) xung quanh có các ngọn lửa. Nhưng cũng có biến cách: mặt nguyệt để trên đầu con rồng nhìn chính diện, v.v… Họa tiết này thường kèm theo hình hai con rồng ở hai đầu gờ nóc mái, gai on rồng có thể thể hiện nguyên hình hay có biến cách đi. Mô-típ này có tên là “lưỡng long triều nguyệt”.
Đôi chỗ họa tiết thể hiện nhiều hình tĩnh vật, thường thấy nhất là ‘bát bửu’, ở đòn tay, ở giữa tấm vách ngăn buồng, hiếm thấy hơn như trên đồ gỗ và hòm rương. Tĩnh vật trong bộ bát bửu rất lan man. Tùy từng tác giả có khi thêm vào món này có khi bỏ ra món khác.
Một bộ bát bảo:
thấy ở nhiều tác giả như sau: quả bầu, quạt, gươm, đàn, quyển sách, bút, cây sáo, phất trần; và xin nói thêm thành ngữ bát bảo (tám món đồ báu vật) nghe có vẽ quá đáng so với mấy món đồ kia. Trong cuốn Cour Supérieur d’Annamite (Pháp Ty Viện An Nam), đệ nhất lục cá nguyệt 1909, ông H. Tissot kê bát bảo gồm: pho sách, như ý, lẵng hoa, bầu rượu, cây đàn, cái quạt, phất trần. Còn ông G. Dumoutier trong cuốn Les Symboles, les Emblèmes, les Accessoire de Culte Annamute (Biểu tượng, Biểu trưng và Tự khí An Nam) cho là: hai cây sáo ghép đôi, cây đàn tỳ bà, cái quạt, lẵng hoa, pho sách, cuốn thư, cái khánh, và quả bầu.
Còn đây là bát bảo theo Trung Hoa, thấy chẳng khác gì của An nam. Trong cuốn L’Art Chinois (Mỹ Thuật Trung Hoa), các trang 237-239, Bushell viết:
“Biểu tượng của Đạo giáo,tám món bửu bối của các vì tiên: cây quạt của Chung Ly Quyền có phép quạt hồi sinh người chết, thanh gươm tần của Lã Động Tân ; quả bầu tiên của Lý Thiết Quài, cặp sênh phách của Tào Quốc Cựu, giõ hoa của Lam Thái Hòa, ống trúc và đôi gậy của Trương Quả Lão, cây sáo của Hàn Tương Tử, hoa sen của Hà Tiên Cô.
Quả là vô ích khi muốn xác định bát bảo, ai cũng thấy vậy. Nhưng nó là một quan niệm cho rằng những vật đó mang lại sự tốt lành cho con người. cho con người thụ hưởng mọi mặt về iinh thần lẫn tâm hồn. Như giỏ hoa biểu tượng cho sự trẻ trung, thanh gươm nóilên sự vinh quang của người lính, khánh chỉ về hạnh phúc tột cùng.
Còn phức tạp thêm khi thấy có bát bảo của Phật giáo: bánh xe pháp, tù và, bảo cái, bảo tán, hoa sen, bình bát, mỏ, dây liên hoàn. Có khi còn có thêm chữ vạn, lư hương bốn chân, một chữ cổ, cái chuông.
“Bát bảo này có châu, kim tiền, cuốn thư (biểu tượng chiến thắng) , thư (sách), họa (bức tranh), khánh ngọc, cặp chén rượu sừng tê giác, lá bối.”
“Bách cổ (100 món cổ vật) bao gồm bát bảo và bốn ngón mỹ thuật ‘cầm, kỳ, thi, họa’.
————————————————————————————————————————————————————————————–
[1]Tác giả có nhầm lẫn. Tam sự gồm lư hương và hai cái chân đèn; ngũ sự gồm bộ tam sự thêm ống nhang đèn và quả bồng đựng trái cây dâng cúng. Bát nhang là vật luôn phải có dù không có bộ tam sự đi nữa. Nhiều nhà dân dã nghèo khó bàn thờ chỉ có bát nhang và vật tạm dùng để thắp nến.
[2]Tác giả có nhầm lẫn. Phật giáo không lấy trái bầu làm biểu tượng, mà Lão giáo dùng trái bầu để biểu tượngcho vũ trụ, cho thái cực và muôn vật trên đời. Do vậy chúng ta thấy trái bầu gắn liền với đạo sĩ chứ không với tăng sĩ.
HỌA TIẾT TRONG MỸ THUẬT AN NAM: HỌA TIẾT HOA , LÁ -DÂY LÁ VÀ QUẢ
Khi họa tiết chạy viền khổ hẹp theo một khung thì gọi là ‘đằng’ (dây leo) như liên đằng (dây trang trí lá sen[1]),lan đằng (dây trang trí cây lan) (hình LXXIV)
Tên các họa tiết hoa lá thật khó xác định, ngay các nghệ sĩ An Nam cũng nhiều khi không biết và họ hay biến đổi hình dáng theo ngẫu hứng. Tuy nhiên cũng có thể giới một một số như họa tiết “lá lật”[2], được biến cách thành đầu rồng nhìn chính diện (hình LXXXI, LXXXII, LXXXIII, LXXXIV). Nhưng phần lớn các nghệ sĩ không biết gọi tên họa tiết này là gì, có người gọi là ‘lá’ có người gọi là ‘mặt nạ’ (hình LXXXVI).
Trong nghệ thuật trang trí của người An Nam, giới thực vật cũng được sử dụng với họa tiết hoa, lá, dây là, và quả.
Lá là họa tiết trang trí đơn giản (hình LXXV, LXXIX), còn dây lá rườm rà và có kích thước rộng hơn (hình LXXXVII).
Chỉ thỉnh thoảng mới thấy họa tiết lá mang hình dáng tự nhiên (hình XCIII), còn thường thì đều cách điệu hóa. Khi lá ló ra từ một trung tâm dày mẫm thì gọi là bẹ (hình LXXX, CX, …), loại này thường để trang trí gờ mái nhà hay đôi lúc dùng trang trí đỉnh cột (hình CXV). Ở bắc kỳ, đỉnh cột hay được trang trí hình bốn con chim phượng ‘cắt đuôi’, hình tượng này không thất vùng quanh Huế.
Họa tiết thường dùng ở bờ mái nhà và mép đồ gỗ:
có tên ‘lá đề’, lá chẻ ba thùy và thùy giữa nhọn đầu. Nhưng một số nghệ sĩ Huế lại gọi là ‘vân kiên’ 雲肩 (vai áo hình như cụm mây). Quả quân lính An nam thời xưa trên vai áo và quanh cổ có miếng vải hình giống như thế. Một số khác lại đặt tên cho nó là ‘tam sơn’三山 (ba ngọn núi) vì ba thùy lá chẻ ra giống như vậy (hình LXXI, LXXII. Ví dụ này cho thấy các nghệ sĩ An Nam không thống nhất thuật ngữ họa tiết, khi thì gọi tên này khi thì gọi tên kia, chủ yếu dựa vào hình dáng họa tiết giống man máng vật họ từng thấy.
Hoa đã cách điệu cũng khó định danh, khó lòng đặt tên khi ở trên cụm lá quy ước.
Một loại mô-típ hoa có thùy rộng nằm giữa họa tiết lá (hình LXXVII. LXXVIII), đôi khí ở ngay những nét đầu tiên của đầu rồng nhìn chính diện, có vẽ là hoa mẫu đơn. Nhưng giữa các nghệ sĩ có nhiều bất đồng tên gọi loại hoa này. Một số gọi đó là ‘bông tây’, một số khác gọi là nụ hoa cách điệu tranh trí ở cuối mô-típ hoa hay mô-típ chùm lá. Tên này hay được các nghệ sĩ điêu khắc gọi đùa, có lẽ chịu ảnh hưởng của mô-típ trang trí du nhập từ Pháp qua hồi thế kỷ 18 hay đầu thế kỷ 19.
Họa tiết ‘hoa đào’ (hình XII):
chỉ có 4 cánh hơi nhọn ở đầu. Họa tiết ‘hoa mai’[3]có năm cánh (hình IX, X), đầu cánh bầu tròn. Họa tiết ‘bông bèo’ (giống hình cây bèo ở đần lầy) có bốn cánh, mép cánh có khía và co rúm giống hoa ở cây họ hoa hồng. Họa tiết ‘hoa chanh’ có tám cánh, trong đó có bốn cánh dài khá thon mảnh và bốn cánh trung gian ngắn hơn (hình II). Họa tiết ‘hoa thị’ do bốn hình tròn cắt nhau, có bốn thùy dài thỉnh thoảng chen vào các cánh trung gian ngắn hơn (hình XIV, XV, III). Họa tiết ‘hoa quỳ’ kết lại từ vành các cánh nhỏ hình tròn.
Chúng ta thấy hoa lá không thuần túy là họa tiết trang trí thôi, chúng còn là những biểu tượng hay điển cố. Một biểu tượng khá quen thuộc là ‘tứ thời’ (bốn mùa) gồm cây mai (mơ) tượng trưng cho mùa xuân, cây sen tượng trưng cho mùa hạ (hình XCV), cây cúc tượng trưng cho mùa thu, và cuối cùng cây tùng tượng trưng cho mùa đông (hình XCVII). Một số người gọi biểu tượng bốn mùa là ‘tứ quý’ gồm cây mai, cây sen, cây cúc và cây trúc (mai liên cúc trúc). Người ta dùng các mô-típ này (lá, hoa và dây lá trang trí trên những tấm ván của đồ gỗ, trên các chi tiết sườn nhà, … Hoa sen chủ yếu đi vào các trang trí Phật giáo. Hoa sen được cách điệu một cách đặc biệt (hình C, CI, CII) gợi lên hình ảnh tòa sen của Đức Phật.
Họa tiết cây:
cũng thường được biến cách theo truyền thống: nhánh mai hay nhánh đào mô-típ thành ‘phụng’, tùng và trúc thành ‘long’ (hình XCVII), sen thành ‘quy’, cúc thành ‘lân’; loa kèn thành ‘long’. Thế nhưng ngẫu hứng của người nghệ sĩ còn cho phép họ biến cách mọi loài cây thành một con vật huyền thoại có quyền năng thần bí.
Có một loài hoa mà chúng ta chưa nhắc đến: ‘mẫu đơn’. Ở An Nam không có loài hoa này, tên nó dùng chỉ một loài hoa khác mọc hoang trên các ngọn đồi hay đánh trồng trong chậu kiểng; đó là cây ‘đơn’ (ixore?) có hoa hình tán từa tựa hoa mẫu đơn và người ta tin là vậy nên đưa vào điêu khắc và hội họa. Đó là sự nhầm lẫn. Hoa mẫu đơn thường biến cách thành con lân, đôi khi thành chim phụng (hình XCVIII), hay bất kỳ con vật siêu nhiên nào khác.
Nếu người nghệ sĩ giữ đúng truyền thống họa tiết, các loài hoa nói trên dễ thống nhất tên gọi. Nhưng khi do thiếu kiến thức, do sơ xuất hay là do ngẫu hứng, họ pha trộn các mô-típ với nhau thì khó xác định tên. Chẳng hạn có một trang trí dưới chân là một chùm lá cúc bị kéo dài ra, rồi cho thêm vào mấy lá ngắn và tròn hơn cỉa cây mẫu đơn, hai đầu lại có hoa mai (mơ). Tôi lưu ý trường hợp này lọt vào các nghệ sĩ làm hàng cho người Châu Âu nhưng lại có những ngẫu hứng đáng tiếc như vậy (hình XCV).
Các loại trái cây:
các tay điêu khác và hội họa An Nam hay dùng có: lê, đào, phật thủ, lựu, mảng cầu (quả na); hiếm hơn có nho, dưa (gọi là qua) và trái bầu (hình CV, CVI, CVII, CVIII). Quả lê biến cách thành ‘lân’, đào thành ‘quy’, phật thủ thành ‘đầu rồng nhìn chính diện’ (hình CIX), quả na thành ‘phụng’. Theo một số nghệ sĩ, bốn loại quả lê, lựu, đào, na thuộc bộ ‘tứ hữu’ (bốn người bạn).
Tác giả: L. Cadière Dịch thoát: ĐỨC CHÍNH
XEM THÊM: BỨC BÌNH PHONG HỌA TIẾT ART DECO
BỨC BÌNH PHONG HỌA TIẾT ART DECO Trong thiết kế nội thất Phong cách Art deco hiện thân cho chủ nghĩa hiện đại, sự thanh lịch, tinh tế, sang trọng và đề cao hiệu quả sử dụng. Đa phần sản phẩm của Art Deco đều ra đời theo kiểu thủ công với số lượng hiếm […]
Những hoa văn và họa tiết dùng trong phong cách nội thất Indochine
Phong cách Châu Âu thường dùng những thiết kế hình mái vòm, còn người đông dương thì lại dùng những họa tiết hình chữ nhật hay tĩnh vật đơn giản, thiết kế thường tôn trọng sự tối giản, không rườm rà trọng tiểu tiết. Những thiết kế nội thất được lồng ghép giữa hình chữ
họa tiết trong mỹ thuật An Nam (les motifs de l’art annamite)
Thực khó phân loại cho rõ ràng văn tự các họa tiết (motifs) trang trí vì chính các nghệ sĩ, thợ nề, nhà điêu khắc và cả những người chuyên nghiệp cũng không thống nhất thuật ngữ dùng cho chúng; lúc thì người ta chi li phân chia chủ đề các họa tiết tưởng chừng như cùng giuộc với nhau, lúc thì một tên dùng chỉ nhiều họa tiết khác hẳn nhau
0 Nhận xét