Trường Mỹ thuật Đông Dương
BOIS INDOCHINE: TƯ VẤN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC VÀ NỘI THẤT PHONG CÁCH INDOCHINE ĐÔNG DƯƠNG

Trường Mỹ thuật Đông Dương

Trường Mỹ thuật Đông Dương. Nhằm đào tạo và bồi dưỡng về kỹ thuật và kiến thức cho các nghệ sĩ Đông Dương thông qua việc tương hợp những nghệ thuật truyền thống của các nước Đông Dương với nhau

Trường Mỹ thuật Đông Dương

Trường Mỹ thuật Đông Dương

Kể từ năm 1938, khi điêu khắc gia Evarite Jonchère làm hiệu trưởng, trường phát triển mạnh theo khuynh hướng nghệ thuật ứng dụng. ý tưởng đào tạo này được thể chế hóa bằng việc đổi tên trường Mỹ thuật Đông Dương thành trường Mỹ thuật và Nghệ thuật ứng dụng (l’Ecole supérieure des Beaux-Arts et des Arts appliqués de l’Indochine) theo quyết định của Toàn quyền Đông Dương ngày 25/4/1938. Trường khai giảng khóa đầu tiên vào tháng 11/1925

Sứ mệnh của trường:

Nhằm đào tạo và bồi dưỡng về kỹ thuật và kiến thức cho các nghệ sĩ Đông Dương thông qua việc tương hợp những nghệ thuật truyền thống của các nước Đông Dương với nhau. Song song với việc hướng các nghệ sĩ bản địa tìm hiểu những kỹ thuật cũng như giá trị thẩm mỹ mới của phương Tây là việc hỗ trợ họ phát huy những bản sắc và giá trị nghệ thuật truyền thống của đất nước mình. Mục đích của trường Mỹ thuật Đông Dương là đào tạo những người thầy về nghệ thuật hội họa, điêu khắc, kiến trúc… giúp ích cho sự phát triển nghệ thuật của các nước Đông Dương. Trường Mỹ thuật Đông Dương cũng hướng tới việc bồi dưỡng tư duy sáng tạo mang tính thực tiễn và ứng dụng của các nghệ sĩ bản địa.

Trường Mỹ thuật Đông Dương

Diện tuyển sinh:

Trường Mỹ thuật tiếp nhận các sinh viên người bản xứ thông qua kỳ thi tuyển, các sinh viên tự do người Châu Âu và các nước khác. Hàng năm, Thống đốc Toàn quyền sẽ quyết định số sinh viên trúng tuyển thông qua kỳ thi tuyển. Số sinh viên này không bao gồm các sinh viên của trường Công chính (Khoa xây dựng dân sự). Những sinh viên trường này có quyền theo học các lớp nghệ thuật kiến trúc Viễn Đông tại trường. Nhà trường tổ chức tuyển sinh tại Hà Nội – Huế – Sài Gòn –Phnompenh – Vientiane cùng một lúc, bao gồm các môn thi sau: – Hình họa, vẽ người mẫu trong 6 buổi, mỗi buổi 3 giờ. – Bố cục trang trí theo đề tài, mỗi buổi 8 giờ liền. – Định luật xa gần, mỗi buổi 4 giờ. – Một bài luận Pháp văn, chỉ kiểm tra. Các bài thi của thí sinh đều niêm phong gửi về Hà Nội chấm và xếp hạng

Chương trình học :

Trong văn bản thành lập trường, học chế ban đầu là 03 năm, nhưng ngay từ khóa thứ Nhất, trường đã tiến hành chế độ 5 năm giống như mô hình của trường Mỹ thuật Quốc gia Paris. Không có kỳ thi lên lớp như một số trường, mà tính điểm của cả năm học. Bằng tốt nghiệp cũng tính theo điểm của 5 năm học và chất lượng nghệ thuật đạt được trong các tác phẩm, bài tập sáng tác tự do theo cảm hứng trong hai năm cuối của khóa học. Tất nhiên không phải tất cả sinh viên đều học đến năm thứ 5.

Trường Mỹ thuật Đông Dương

1) Giai đoạn đào tạo cơ bản:

+ Hình họa nghiên cứu – Vẽ theo mẫu và vẽ theo trí nhớ. + Bài tập điêu khắc – Nặn theo mẫu và nặn theo trí nhớ. + Bài tập trang trí – Nghiên cứu các họa tiết của nghệ thuật truyền thống, các hạo tiết rút ra từ thiên nhiên. Làm các bài tập về bố cục trang trí, trên mặt phẳng, trong không gian, chép và nặn các họa tiết truyền thống…. Đồng thời với các môn học cơ bản trên là những môn học cơ sở: + Đạc biểu kiến trúc + Giải phẫu + Định luật xa gần + Lịch sử mỹ thuật + Pháp văn ( chỉ học ở một số năm đầu, từ năm 1936 trở đi không học nữa). Năm thứ 3 là năm bản lề của hai giai đoạn cơ bản và chuyên khoa do đó, hai quý đầu chương trình học như hai năm đầu. Song hàng tháng, mỗi tuần sinh viên còn phải học và nộp các bài tập bố cục về phong cảnh, tĩnh vật, sinh hoạt, đến quý ba (từ tháng 7 – tháng 9) làm các bài tập sáng tác.

2) Giai đoạn đào tạo chuyên khoa:

Năm thứ tư và thứ năm học chuyên khoa theo thể loại và các chất liệu khác nhau. Nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sinh viên làm các bài tập dưới sự hướng dẫn của các giảng viên, giáo sư. Mỗi sáng thứ hai hàng tuần, sinh viên phải trình những công việc của mình đã làm trong tuần trước và được chấm điểm. Những khóa đầu có bài thi ra, sau đó bỏ chế độ thi. Sinh viên tốt nghiệp dựa trên điểm của 5 năm học, kết hợp với hiệu quả học tập và giá trị nghệ thuật của những bài tập sáng tác trong hai năm cuối.

Trường Mỹ thuật Đông Dương

Năm 1925 trường khai giảng với chuyên ngành Hội họa, Điêu khắc, năm 1926 mở thêm ngành Kiến trúc, năm 1930 mở thêm chuyên ngành Sơn mài (1930), Chạm bạc và Gốm (1934), năm 1938 mở thêm chuyên ngành Đồ gỗ. Trong 20 năm tồn tại của trường ( 1925 -1945), đã đào tạo được 149 sinh viên ngành Hội họa, Điêu khắc, 50 sinh viên ngành Kiến trúc và 30 sinh viên ngành Mỹ thuật ứng dụng. Ngoài hệ chính quy, trường còn có hệ bàng thính dành cho những người yêu mến mỹ thuật. Rất nhiều bàng thính viên (auditeur libre) do điều kiện không được theo học chính khóa nhưng đã trở thành các nghệ sỹ tên tuổi không chỉ trong lĩnh vực tạo hình mà còn rất nổi tiếng trong các lĩnh vực nghệ thuật khác như nhạc sỹ Văn Cao, nhạc sỹ Phạm Duy, nhạc sỹ Đặng Thế Phong, nhà thơ Thế Lữ, nghệ sỹ nhiếp ảnh Võ An Ninh, họa sỹ Phạm Viết Song, họa sỹ Nguyễn Thị Khang… Các giai đoạn chính yếu: Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương có thể chia làm 3 giai đoạn nhỏ do những thay đổi về tên gọi và cơ cấu tổ chức. Giai đoạn từ năm 1925 đến năm 1938, theo quyết định của Thống đốc Toàn quyền Đông Dương, trường có tên gọi là Trường Mỹ thuật Đông Dương (L’Ecole des Beaux-Arts de L’Indochine ), họa sĩ Victor Tardieu làm hiệu trưởng.

Trường Mỹ thuật Đông Dương

Các sinh viên, họa sĩ tốt nghiệp trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương đã tạo được một phong cách nghệ thuật riêng, mang đậm nét bản sắc dân tộc. Các tác phẩm nghệ thuật của sinh viên được trưng bày trong các triển lãm trong nước và quốc tế đã nhanh chóng khẳng định uy tín và chất lượng đào tạo của trường. Năm 1937, họa sỹ Victor Tardieu lâm bệnh và mất tại Hà Nội. Năm 1938, nhà điêu khắc nhà điêu khắc Evarite Jonchère được bổ nhiệm là hiệu trưởng. Giai đoạn từ năm 1938 đến năm 1943, với quan điểm đào tạo chuyển hướng trọng tâm sang mỹ thuật ứng, ngài Evarite Jonchère được chính quyền Đông Dương ủng hộ. Theo quyết đinh của Thống đốc Toàn quyền Đông Dương ký ngày 25/4/1938, trường Mỹ thuật Đông Dương thành trường Cao đẳng Mỹ thuật và Nghệ thuật ứng dụng (L’Ecole supérieure des Beaux-Arts et des Arts appliqués de l’Indochine). Giai đoạn này, song hành với định hướng đào tạo các nghệ sỹ tạo hình thuần túy có ý thức dân tộc của người tiền nhiệm, ngài Jonchère đã phát triển mạnh gỗ mỹ nghệ và sơn mài truyền thống thành một sản phẩm thương mại. Giai đoạn từ năm 1942 đến năm 1945, dưới sự dẫn dắt của Evarite Jonchère mở rộng quy mô đào tạo. Ngày 22.10.1942 theo Nghị định của Thống đốc Toàn quyền Đôn Dương, trường phân tách thành hai đơn vị đào tạo là Mỹ thuật thuần túy ( bao gồm Hội họa, điêu khắc và kiến trúc) Mỹ thuật ứng dụng. Tháng 12/1943, Mỹ ném bom Hà Nội, theo chủ trương của Nha học chính Đông Dương các trường phải sơ tán khỏi Hà Nội , trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã chia thành 3 bộ phận sơ tán 3 nơi

Trường Mỹ thuật Đông Dương

Văn bằng:

Trên mỗi tấm bằng đều có bốn chữ ký của Thống đốc Toàn quyền Đông Dương, Giám đốc Nha học chính, Hiệu trưởng trường Mỹ thuật Đông Dương và Văn phòng Ngành giáo dục hệ Cao đẳng của Ban giám đốc Nha học chính Những sự kiện chính 1.1. Triển lãm thuộc địa tại Paris năm 1931. Những hoa sĩ tham gia gồm có Đặng Trần Cốc, Đỗ Đức Thuận, Hồ Văn Lái, Lê Phổ, Lê Thị Lựu, Lê Văn Đệ, Mai Trung Thứ, Nam Sơn, Nguyễn Hữu Đẩu, Nguyễn Phan Chánh, Phạm Hữu Khánh, Thăng Trần Phềnh, Tô Ngọc Vân. Các chất liệu gồm có sơn dầu, lụa, khắc gỗ, mầu nước và sơn. Khi triển lãm kết thúc, các tác phẩm phần được bán, phần được lưu giữ tại Pháp, được tiếp tục đem trưng bày tại Salon các nghệ sỹ Pháp, một phần còn lại được lưu giữ tại văn phòng kinh tế Đông Dương.
1.2. Triển lãm tại Salon các nghệ sĩ Pháp tại Paris năm 1933 gồm có các họa sĩ Nam Sơn , Lê Văn Đệ, Lê Phổ.
1.3. Năm 1943, galeri Hessel triển lãm tranh của Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm
1.4. Năm 1948, triển lãm về hội họa và điêu khắc của các họa sĩ đã từng theo học trường Mỹ thuật Đông Dương được tổ chức tại Khu học xá của trường Đại học Pháp
1.5. Các tác phẩm hội họa của các học sinh trưởng Mỹ thuật Đông Dương được triển lãm tại Rome năm 1932, Cologne năm 1933, tại Milan 1934, tại Bỉ năm 1935 – 1937, tại San Francisco năm 1937, tại Nhật năm 1940…

Trích nguồn: Trường Đại Học Mỹ Thuật Việt Nam va vietnamarts

Những hoạ sĩ nổi tiếng với dòng tranh đông dương. Danh họa Việt Nam Họa sĩ trường Mỹ Thuật Đông Dương

Những hoạ sĩ nổi tiếng với dòng tranh đông dương. Danh họa Việt Nam Họa sĩ trường Mỹ Thuật Đông Dương. Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, tiền thân là Trường Mỹ thuật Đông Dương thuộc Viện Đại học Đông Dương

Trường Mỹ thuật Đông Dương

Trường Mỹ thuật Đông Dương. Nhằm đào tạo và bồi dưỡng về kỹ thuật và kiến thức cho các nghệ sĩ Đông Dương thông qua việc tương hợp những nghệ thuật truyền thống của các nước Đông Dương với nhau Kể từ năm 1938

Đồ gỗ Grand Bois điển hình cho phong cách Đông Dương

Đồ gỗ Grand Bois điển hình cho phong cách Đông Dương “ … Chắc hẳn những ai đã xem và thích đồ gỗ Grand Bois đều thấy nó tuyệt đẹp về thiết kế. Hài hoà về tỷ lệ và kiểu dáng. Mang đậm hồn cốt người Việt. Nó toát lên sự tao nhã, nhẹ nhàng

 BỘ ẢNH KIẾN TRÚC ĐÔNG DƯƠNG 

BỘ ẢNH KIẾN TRÚC ĐÔNG DƯƠNG Là kiến trúc của người Pháp được hình thành khi đến đất Đông Dương đặt ách cai trị. Người Pháp đến đây sống và làm việc trên mảnh đất này và mang theo nền văn hóa và kiến trúc đến đây.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét