Nhà thờ Cửa Bắc phong cách kiến trúc kết hợp châu Âu và Việt Nam
BOIS INDOCHINE: TƯ VẤN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC VÀ NỘI THẤT PHONG CÁCH INDOCHINE ĐÔNG DƯƠNG

Nhà thờ Cửa Bắc phong cách kiến trúc kết hợp châu Âu và Việt Nam

Nhà thờ Cửa Bắc được xây dựng từ 1925 – 1930 trên khoảnh đất trải dài theo phố Phan Đình Phùng và góc phố Nguyễn Biểu

Nhà thờ Cửa Bắc là một nhà thờ Công giáo ở Hà Nội. Công trình kiến trúc này có nhiều nét độc đáo, mang đậm phong cách kiến trúc Pháp tạo nên điểm nhấn trong không gian đô thị Hà Nội.

Sự kết hợp các yếu tố kiến trúc truyền thống phương Đông với những hình thức trang trí nhà thờ công giáo truyền thống cùng với sự hài hòa của cảnh quan thiên nhiên xung quanh đã tạo nên ấn tượng đẹp về một công trình Thiên chúa giáo. Chính vì vậy mà Nhà thờ Cửa Bắc vẫn luôn được đánh giá là điển hình cho phong cách kiến trúc kết hợp châu Âu và Việt Nam.

Nhà thờ mang tên chính thức là Giáo đường kính Nữ Vương Các thánh, lấy từ ý Đức Mẹ là Nữ Vương của tất cả các Thánh. Sau này người ta gọi tắt là Nhà thờ Đức Mẹ Hà Nội. Do nằm cạnh Cửa Bắc thành Thăng Long nên dân gian cũng quen gọi là Nhà thờ Cửa Bắc.

Với một không gian lớn hình chữ nhật kéo dài hai hàng cột song song theo hai phía, được chia tương đối thành một không gian đón tiếp nhỏ và một không gian long trọng dành cho cha xứ hành lễ.

“Giữa hai khu vực này có một không gian chuyển tiếp lớn phía dưới mái vòm, bên phải có một không gian thờ các thánh, bên trái là phòng tiếp khách của cha xứ. Không gian nội thất được cấu tạo và trang trí hoàn toàn theo kiểu nhà thờ châu Âu.
Kiến trúc sư người Pháp Ernest Hébrard đã tạo ra một không gian kiến trúc phi đối xứng với một tháp chuông vút cao phía bên sảnh chính. Điều này làm cho Nhà thờ Cửa Bắc có được nét đặc biệt so với đa phần các công trình Thiên Chúa giáo theo hình thức đăng đối nghiêm cẩn mà người Pháp thường đã xây dựng ở Việt Nam.

Có tác giả đã cho rằng đây là sáng tạo đặc biệt của Hébrard nhằm tạo sự phù hợp với cảnh quan khu vực. Thực chất điều này chỉ là sự khai thác một cách khéo léo nguyên tắc tổ hợp nhà thờ thời Phục Hưng, chính nhờ vậy mà Nhà thờ Cửa Bắc, ngoài gác chuông như một điểm nhấn còn có một mái vòm ở khu vực trung tâm.

“Hệ thống mái ngói được kéo suốt từ gác chuông qua mái vòm tới các không gian chính và phụ khiến cho ta thấy một cảnh quan quen thuộc như đã từng bắt gặp ở đâu đó trong những ngôi đình chùa truyền thống ở các làng quê Việt Nam.

Hệ thống cửa sổ, cửa lấy ánh sáng và thông gió đều được xử lý che nắng và chống mưa hắt, ngoại trừ các cửa trang trí và lấy ánh sáng lớn được lắp kính cản quang, việc tận dụng tối đa hệ thống cây xanh cũng làm cảnh quan thêm gần gũi, thân thiện với thiên nhiên.

Sự kết hợp các yếu tố kiến trúc truyền thống phương Đông với những hình thức trang trí nhà thờ công giáo truyền thống cùng với sự hài hòa của cảnh quan thiên nhiên xung quanh đã tạo nên ấn tượng đẹp về một công trình Thiên chúa giáo. Chính vì vậy mà Nhà thờ Cửa Bắc vẫn luôn được đánh giá là điển hình cho phong cách kiến trúc kết hợp châu Âu và Việt Nam.

Đã gần một thế kỷ trôi qua, cũng đã qua vài lần tu sửa nhưng đến nay Nhà thờ Cửa Bắc vẫn còn giữ được nét cổ kính, nguyên sơ. Nhà thờ Cửa Bắc là một nhà thờ cổ ở Hà Nội, một công trình kiến trúc có nhiều nét độc đáo, tạo thêm điểm chấm phá trong không gian đô thị Hà Nội.

nguồn: https://vtv.vn/du-lich/kien-truc-phap-trong-long-ha-noi-nha-tho-cua-bac-73756.htm

 

Xem thêm: Dòng chảy lịch sử trong những công trình kiến trúc Đông Dương

Người đặt nền móng phong cách thiết kế Đông Dương đầu tiên tại Việt Nam là kiến trúc sư Ernest Hebrard. Phong cách kiến trúc Đông Dương (Indochine) là sự kết hợp giữa phong cách Việt Nam và kiến trúc cổ điển Pháp. Ông đã tạo nên dấu ấn vàng son

Các Công Trình Kiến Trúc Đông Dương Tại Quận 1 Sài Gòn

Các Công Trình Kiến Trúc Đông Dương Tại Sài Gòn hầu hết đều nằm tại quận 1 HCM. Cách đây hơn 100 năm, người Pháp đã mang tới sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc cổ điển Pháp với giải pháp kiến trúc mang yếu tố bản địa để hình thành

Phủ Toàn quyền Đông Dương là một trong những công trình kiến trúc tráng lệ nhất ở Đông Dương thời thuộc địa

Diện mạo đô thị được hình thành từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, gắn với sự chuyển dịch từ tổ hợp bản địa – truyền thống – nông nghiệp, từ Nho giáo phương Đông sang văn minh phương Tây

Bạn đang tìm kiếm cho mình một đơn vị thiết kế thi công phòng khách phong cách indochine?

Bạn đang tìm kiếm cho mình một đơn vị thiết kế thi công phòng khách phong cách indochine? Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không kết nối ngay với chúng tôi để được tư vấn sớm nhất.

Nội Thất Của Phủ Toàn Quyền Đông Dương Một Thế Kỷ Trước

Được xây dựng ở Hà Nội từ năm 1901 – 1906, Phủ Toàn quyền Đông Dương là một trong những công trình kiến trúc tráng lệ nhất ở Đông Dương thời thuộc địa. Ngày nay công trình này là Phủ Chủ tịch của nước CHXHCN Việt Nam Trong thời kỳ thực dân Pháp cai trị

 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét