Ernest Hébrard (1875-1933) là kiến trúc sư, nhà khảo cổ học, nhà quy hoạch người Pháp. Ông là Giám đốc sở Quy hoạch kiến trúc Đông Dương thuộc Pháp.
Ông trở nên nổi tiếng sau khi có công trình quy hoạch cải tạo thành phố Thessaloniki tại Hy Lạp. Sau khi có trận đại hỏa hoạn vào năm 1917, phần lớn thành phố Thessaloniki bị thiêu hủy. Thủ tướng Hy Lạp Eleftherios Venizelos, cấm việc xây dựng lại trung tâm thành phố trừ khi có một đồ án quy hoạch hiện đại của thành phố được thông qua. Đồ án hoàn thiện với sự chủ trì của kiến trúc sư Ernest Hébrard, đồ án được hình thành và phát triển với sự tham gia của các kiến trúc sư Hy Lạp Aristotelis Zachos và Konstantinos Kitsikis.
KIẾN TRÚC SƯ ERNEST HÉBRARD NGƯỜI TIÊN PHONG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG.
KIẾN TRÚC SƯ ERNEST HÉBRARD NGƯỜI TIÊN PHONG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG.
Đồ án quét sạch mọi đặc trưng phương đông của Thessaloniki, giữ lại phần di sản của kiến trúc Byzantine, và chuyển đổi nó thành một thành phố mang phong cách châu Âu.
quy hoạch cải tạo thành phố Thessaloniki tại Hy Lạp
Hébrard còn biết đến qua các dự án khác như là nâng cấp Casablanca và cung điện Diocletian tại Split, và quy hoạch các thành phố ở thưộc địa của Pháp ở Đông Dương.
Hébrard được coi là kiến trúc sư khởi nguồn cho phong cách Kiến trúc Đông Dương.
Hébrard được coi là kiến trúc sư khởi nguồn cho phong cách Kiến trúc Đông Dương. Phong cách kiến trúc Đông Dương đặc trưng bởi sự tích hợp một cách sáng tạo và nhuần nhiễn các vật liệu xây dựng và chi tiết kiến trúc của các nước bản địa (các nước Đông Dương) vào kiến trúc thuộc địa Pháp thời kỳ đó. Phong cách kiến trúc Đông Dương hiện nay được nhiều nhà phê bình ca ngợi.
Quy hoạch
Đồ án quy hoạch thành phố Đà Lạt, hoàn thành tháng 8 năm 1923;
Kiến trúc công trình
Kiến trúc công trình
Trường Đại học Tổng hợp Đông Dương (sau là trường Đại học Tổng hợp Hà Nội), năm 1923-1926;
VIỆN ĐẠI HỌC ĐÔNG DƯƠNG ♦︎ Năm xưa: Viện Đại học Đông Dương ♦︎ Ngày này: Khoa Hóa Học – Trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội (https://www.chemvnu.edu.vn) ♦︎ Địa chỉ: Số 19 phố Lê Thánh Tông, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội Tác phẩm đầu tiên theo phong cách Kiến trúc Đông Dương được xây dựng ở Hà Nội do kiến trúc sư E.Hébrard thiết kế năm 1924 là Toà nhà chính của khu Đại học Đông Dương đã hình thành trước đó. Toạ lạc tại vị trí án ngữ một đại lộ lớn lúc bấy giờ – Boulevard Carreau (phố Lý Thường Kiệt ngày nay), xế phía trước lại có một vườn hoa nhỏ, công trình đã tạo ra một điểm nhấn đô thị nổi bật. Theo thiết kế ban đầu thì đây là một công trình mang phong cách Tân cổ điển với cấu trúc hình khối kiến trúc đăng đối hoàn toàn, mặt bằng không gian theo kiểu chính thống, nhấn mạnh khối sảnh trung tâm, hai phía là giảng đường lớn và thư viện được bố trí trên hai tầng nhà. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng, Hébrard đã thay đổi hầu như hoàn toàn hình thức mặt đứng công trình bằng cách đưa vào khá nhiều thành phần kiến trúc Á Đông. Điểm nhấn cho khối trung tâm là bộ mái ngói nhiều lớp theo hình thức bát giác, giữa các lớp mái là các cửa nhỏ trang trí hoa văn bên cạnh hàng con sơn đỡ mái theo kiểu Trung Hoa cổ. Bộ mái ngói còn được sử dụng như một hình thức kết thúc phương đứng ở hai cánh nhà, ở tiền sảnh phía sau nhà. Các cửa sổ cũng được che bởi các ô văng chéo dán ngói. Hệ thống cửa của công trình cũng được kiến trúc sư – tác giả hết sức lưu tâm. Cửa ra vào chính là một cửa dạng vòm có độ cao tương đương hai tầng nhà được trang trí bằng kính và kim loại theo phong cách Art Nouveau, không chỉ làm đẹp cho công trình khi nhìn từ ngoài vào mà làm tăng tính thẩm mỹ cho khu đại sảnh khi nhìn từ trong ra. Các cửa sổ mở rộng kiểu cuốn vòm ở tầng 1 được nhóm thành hai cửa sổ hình chữ nhật ở tầng 2 cùng các cửa nhỏ trên mái sảnh tạo ra sự biến hoá nhưng vẫn mang tính thống nhất cao. Các họa tiết trang trí Á Đông được sử dụng rộng rãi, mặt tiền tòa nhà được trang trí bởi các hình hoa văn chữ triện, hình bát giác rất phổ biến trong kiến trúc đình chùa Việt cổ, các hình này còn được nhắc lại trên các diềm mái càng làm tôn nổi tính bản địa của công trình. Nhắc tới Đại học Đông Dương thì chúng ta không thể bỏ qua phần nội thất của công trình. Nếu mặt ngoài toà nhà mang dáng vẻ Á Đông thì phần nội thất lại chủ yếu theo tinh thần kinh viện Châu Âu. Chính sảnh được phủ bởi một bộ vòm hai lớp với các hàng cột, các hoạ tiết trang trí kiểu Tân cổ điển. Các không gian lớn và thoáng đãng đặc trưng của các đại học lớn ở Pháp thời bấy giờ. Đặc biệt là trong giảng đường chính có bức tranh tường lớn nhất Việt Nam do hoạ sĩ Victor Tardieu thực hiện, mô tả cuộc sống của người Hà Nội đầu thế kỷ 20 với sự hiện diện của 200 nhân vật đại diện cho xã hội thời bấy giờ. Công trình Đại học Đông Dương có thể được coi là thử nghiệm đầu tiên của E. Hébrard theo phong cách kết hợp nên còn thiếu sự ăn nhập giữa nội – ngoại thất công trình. Tuy nhiên với hình khối được tổ chức chuẩn mực theo tinh thần cổ điển kết hợp với các hình thức trang trí mặt đứng theo tinh thần Á Đông, toà nhà chính Đại học Đông Dương có thể coi là công trình tiên phong của trường phái Kiến trúc Đông Dương, một sự kết hợp thành công bước đầu giữa kiến trúc nói riêng và văn hoá Phương Đông và Phương Tây nói chung ở Hà Nội
Trường Viễn Đông Bác cổ (sau này là bảo tàng Lịch sử Việt Nam), 1928-1932;
Trường Viễn Đông Bác cổ (sau này là bảo tàng Lịch sử Việt Nam), 1928-1932;
Sở Tài chính Đông Dương (nay là trụ sở Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam);
Sở Tài chính Đông Dương (nay là trụ sở Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam);
Viện Pasteur (nay là viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), hoàn thành năm 1930;
Viện Pasteur (nay là viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), hoàn thành năm 1930;
XEM THÊM:
0 Nhận xét