Phong cách kiến trúc Đông Dương
BOIS INDOCHINE: TƯ VẤN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC VÀ NỘI THẤT PHONG CÁCH INDOCHINE ĐÔNG DƯƠNG

Phong cách kiến trúc Đông Dương

Nói đến phong cách kiến trúc Đông Dương (tôi tạm gọi thế) là nói đến người Pháp.

Khi đặt chân lên đất Đông Dương đặt ách cai trị. Họ đã đến sống và làm việc trên mảnh đất này. Họ mang theo nền văn hóa và kiến trúc, mang theo cả quê hương mình đến đây…

Phong cách kiến trúc Đông Dương giai đoạn đầu trong thiết kế nhà hát lớn Hà Nội

Phong cách kiến trúc Đông Dương giai đoạn đầu trong thiết kế nhà hát lớn Hà Nội

Thật đáng ngạc nhiên những kiến trúc sư người Pháp nhọ rất chuyên nghiệp và tinh tế, không mang đến sự áp đặt của kiến trúc Pháp. Mà họ đã thấy cái hay cái đẹp của văn hóa và kiến trúc Việt. Rồi họ nghiên cứu thêm yếu tố thổ nhưỡng khí hậu. Kết hợp cái văn minh, hiện đại của Pháp tạo nên những căn nhà rất đẹp, rất riêng đầy tinh tế mà ta gọi là kiến trúc Đông Dương (Phong cách Đông Dương) phù hợp với môi trường bản địa.

Phong cách Đông Dương

Phong cách Đông Dương

Sự giao thoa giữa 2 nền văn hóa không chỉ là kiến trúc mà còn ở văn chương, nhạc họa và cả lối sống nữa. Người Việt đã chấp nhận nó. Bởi nó vẫn mang bản sắc của người Việt và có tính hiện đại của châu Âu ( thông qua người Pháp). Nó đã là của Đông Dương và chỉ Đông Dương mới có…để khi nói đến kiến trúc Việt Nam hiện đại ta không thể không nhắc đến kiến trúc Đông Dương (Phong cách đông dương).

Khi đất nước bị chia cắt, văn hóa và kiến trúc 2 miền nam – bắc có khác nhau:

– Miền nam ảnh hưởng kiến trúc hiện đại, công nghiệp của Mỹ
– Miền bắc kiến trúc ảnh hưởng thông qua các công trình viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc.
Nhưng đọng lại chỉ có phong cách Đông Dương là phù hợp và làm cho người ta vẫn không thể quên nó. Chỉ đơn giản là nó đẹp và mang được tâm hồn người Việt trong thế giới hiện đại này.

VIỆN ĐẠI HỌC ĐÔNG DƯƠNG ♦︎ Năm xưa: Viện Đại học Đông Dương ♦︎ Ngày này: Khoa Hóa Học - Trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội (https://www.chemvnu.edu.vn) ♦︎ Địa chỉ: Số 19 phố Lê Thánh Tông, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội Tác phẩm đầu tiên theo phong cách Kiến trúc Đông Dương được xây dựng ở Hà Nội do kiến trúc sư E.Hébrard thiết kế năm 1924 là Toà nhà chính của khu Đại học Đông Dương đã hình thành trước đó. Toạ lạc tại vị trí án ngữ một đại lộ lớn lúc bấy giờ – Boulevard Carreau (phố Lý Thường Kiệt ngày nay), xế phía trước lại có một vườn hoa nhỏ, công trình đã tạo ra một điểm nhấn đô thị nổi bật. Theo thiết kế ban đầu thì đây là một công trình mang phong cách Tân cổ điển với cấu trúc hình khối kiến trúc đăng đối hoàn toàn, mặt bằng không gian theo kiểu chính thống, nhấn mạnh khối sảnh trung tâm, hai phía là giảng đường lớn và thư viện được bố trí trên hai tầng nhà. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng, Hébrard đã thay đổi hầu như hoàn toàn hình thức mặt đứng công trình bằng cách đưa vào khá nhiều thành phần kiến trúc Á Đông. Điểm nhấn cho khối trung tâm là bộ mái ngói nhiều lớp theo hình thức bát giác, giữa các lớp mái là các cửa nhỏ trang trí hoa văn bên cạnh hàng con sơn đỡ mái theo kiểu Trung Hoa cổ. Bộ mái ngói còn được sử dụng như một hình thức kết thúc phương đứng ở hai cánh nhà, ở tiền sảnh phía sau nhà. Các cửa sổ cũng được che bởi các ô văng chéo dán ngói. Hệ thống cửa của công trình cũng được kiến trúc sư – tác giả hết sức lưu tâm. Cửa ra vào chính là một cửa dạng vòm có độ cao tương đương hai tầng nhà được trang trí bằng kính và kim loại theo phong cách Art Nouveau, không chỉ làm đẹp cho công trình khi nhìn từ ngoài vào mà làm tăng tính thẩm mỹ cho khu đại sảnh khi nhìn từ trong ra. Các cửa sổ mở rộng kiểu cuốn vòm ở tầng 1 được nhóm thành hai cửa sổ hình chữ nhật ở tầng 2 cùng các cửa nhỏ trên mái sảnh tạo ra sự biến hoá nhưng vẫn mang tính thống nhất cao. Các họa tiết trang trí Á Đông được sử dụng rộng rãi, mặt tiền tòa nhà được trang trí bởi các hình hoa văn chữ triện, hình bát giác rất phổ biến trong kiến trúc đình chùa Việt cổ, các hình này còn được nhắc lại trên các diềm mái càng làm tôn nổi tính bản địa của công trình. Nhắc tới Đại học Đông Dương thì chúng ta không thể bỏ qua phần nội thất của công trình. Nếu mặt ngoài toà nhà mang dáng vẻ Á Đông thì phần nội thất lại chủ yếu theo tinh thần kinh viện Châu Âu. Chính sảnh được phủ bởi một bộ vòm hai lớp với các hàng cột, các hoạ tiết trang trí kiểu Tân cổ điển. Các không gian lớn và thoáng đãng đặc trưng của các đại học lớn ở Pháp thời bấy giờ. Đặc biệt là trong giảng đường chính có bức tranh tường lớn nhất Việt Nam do hoạ sĩ Victor Tardieu thực hiện, mô tả cuộc sống của người Hà Nội đầu thế kỷ 20 với sự hiện diện của 200 nhân vật đại diện cho xã hội thời bấy giờ. Công trình Đại học Đông Dương có thể được coi là thử nghiệm đầu tiên của E. Hébrard theo phong cách kết hợp nên còn thiếu sự ăn nhập giữa nội – ngoại thất công trình. Tuy nhiên với hình khối được tổ chức chuẩn mực theo tinh thần cổ điển kết hợp với các hình thức trang trí mặt đứng theo tinh thần Á Đông, toà nhà chính Đại học Đông Dương có thể coi là công trình tiên phong của trường phái Kiến trúc Đông Dương, một sự kết hợp thành công bước đầu giữa kiến trúc nói riêng và văn hoá Phương Đông và Phương Tây nói chung ở Hà Nội

VIỆN ĐẠI HỌC ĐÔNG DƯƠNG
♦︎ Năm xưa: Viện Đại học Đông Dương
♦︎ Ngày này: Khoa Hóa Học – Trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội (https://www.chemvnu.edu.vn)
♦︎ Địa chỉ: Số 19 phố Lê Thánh Tông, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tác phẩm đầu tiên theo phong cách Kiến trúc Đông Dương được xây dựng ở Hà Nội do kiến trúc sư E.Hébrard thiết kế năm 1924 là Toà nhà chính của khu Đại học Đông Dương đã hình thành trước đó. Toạ lạc tại vị trí án ngữ một đại lộ lớn lúc bấy giờ – Boulevard Carreau (phố Lý Thường Kiệt ngày nay), xế phía trước lại có một vườn hoa nhỏ, công trình đã tạo ra một điểm nhấn đô thị nổi bật.
Theo thiết kế ban đầu thì đây là một công trình mang phong cách Tân cổ điển với cấu trúc hình khối kiến trúc đăng đối hoàn toàn, mặt bằng không gian theo kiểu chính thống, nhấn mạnh khối sảnh trung tâm, hai phía là giảng đường lớn và thư viện được bố trí trên hai tầng nhà.
Tuy nhiên trong quá trình xây dựng, Hébrard đã thay đổi hầu như hoàn toàn hình thức mặt đứng công trình bằng cách đưa vào khá nhiều thành phần kiến trúc Á Đông.
Điểm nhấn cho khối trung tâm là bộ mái ngói nhiều lớp theo hình thức bát giác, giữa các lớp mái là các cửa nhỏ trang trí hoa văn bên cạnh hàng con sơn đỡ mái theo kiểu Trung Hoa cổ. Bộ mái ngói còn được sử dụng như một hình thức kết thúc phương đứng ở hai cánh nhà, ở tiền sảnh phía sau nhà. Các cửa sổ cũng được che bởi các ô văng chéo dán ngói.
Hệ thống cửa của công trình cũng được kiến trúc sư – tác giả hết sức lưu tâm. Cửa ra vào chính là một cửa dạng vòm có độ cao tương đương hai tầng nhà được trang trí bằng kính và kim loại theo phong cách Art Nouveau, không chỉ làm đẹp cho công trình khi nhìn từ ngoài vào mà làm tăng tính thẩm mỹ cho khu đại sảnh khi nhìn từ trong ra.
Các cửa sổ mở rộng kiểu cuốn vòm ở tầng 1 được nhóm thành hai cửa sổ hình chữ nhật ở tầng 2 cùng các cửa nhỏ trên mái sảnh tạo ra sự biến hoá nhưng vẫn mang tính thống nhất cao.
Các họa tiết trang trí Á Đông được sử dụng rộng rãi, mặt tiền tòa nhà được trang trí bởi các hình hoa văn chữ triện, hình bát giác rất phổ biến trong kiến trúc đình chùa Việt cổ, các hình này còn được nhắc lại trên các diềm mái càng làm tôn nổi tính bản địa của công trình.
Nhắc tới Đại học Đông Dương thì chúng ta không thể bỏ qua phần nội thất của công trình. Nếu mặt ngoài toà nhà mang dáng vẻ Á Đông thì phần nội thất lại chủ yếu theo tinh thần kinh viện Châu Âu. Chính sảnh được phủ bởi một bộ vòm hai lớp với các hàng cột, các hoạ tiết trang trí kiểu Tân cổ điển.
Các không gian lớn và thoáng đãng đặc trưng của các đại học lớn ở Pháp thời bấy giờ. Đặc biệt là trong giảng đường chính có bức tranh tường lớn nhất Việt Nam do hoạ sĩ Victor Tardieu thực hiện, mô tả cuộc sống của người Hà Nội đầu thế kỷ 20 với sự hiện diện của 200 nhân vật đại diện cho xã hội thời bấy giờ.
Công trình Đại học Đông Dương có thể được coi là thử nghiệm đầu tiên của E. Hébrard theo phong cách kết hợp nên còn thiếu sự ăn nhập giữa nội – ngoại thất công trình.
Tuy nhiên với hình khối được tổ chức chuẩn mực theo tinh thần cổ điển kết hợp với các hình thức trang trí mặt đứng theo tinh thần Á Đông, toà nhà chính Đại học Đông Dương có thể coi là công trình tiên phong của trường phái Kiến trúc Đông Dương, một sự kết hợp thành công bước đầu giữa kiến trúc nói riêng và văn hoá Phương Đông và Phương Tây nói chung ở Hà Nội

 

Kiến trúc Đông Dương

Hiện nay, vẫn rất nhiều công trình dân dụng, những biệt thự, những tòa nhà, thậm chí cả những căn nhà ở nông thôn, những căn nhà liền kề ở thành phố. Người ta vẫn muốn nó theo phong cách Đông Dương (mà người ta gọi là kiến trúc Pháp).

Ngôi biệt thự cổ 800m2 Hàng Bè dấu ấn kiến trúc thời Pháp

Ngôi biệt thự cổ 800m2 Hàng Bè dấu ấn kiến trúc thời Pháp

Nhưng thật đáng tiếc những người thiết kế nên những căn nhà đó hầu hết chưa hiểu về nó. Chưa có kiến thức đủ vững để tạo nên một sự tinh tế như bản thân nó có. Thậm chí những người thiết kế đó là thợ xây. Họ đã mang nóc của nhà hát lớn Hà Nội úp lên rất nhiều căn nhà ở khắp nơi. Họ nghĩ làm cột, vòm rồi mái ngói là tạo ra được một căn nhà theo phong cách đó… Nếu họ lần lại lịch sử một chút thì họ sẽ thấy xưa kiến trúc của Đà Lạt đã quy định rõ: mỗi căn biệt thự phải khác nhau. Không cấp phép xây dựng cho những kiến trúc giống nhau. Và ở Đà Lạt đã có hàng trăm căn biệt thự khác nhau nhưng vẫn mang một phong cách đó là phong cách Đông Dương.

Chắc rằng muốn học được nó để sáng tạo ra những công trình kiến trúc mới, chúng ta cần phải học rất nhiều, tâm hồn chúng ta phải lắng lại để cảm nhận nó và hiểu được nó một cách sâu sắc nhất.

🔰 #BOIS #INDOCHINOIS – SANG TRỌNG & GẦN GŨI

Đăng nhận xét

0 Nhận xét